KẾT LUẬN GIÁM ĐỊNH TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH

20/09/2018

Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính phải lập kết luận giám định theo quy định của pháp luật.

Trước hết, kết luận giám định là gì? Kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định.

Kết luận giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

+ Họ, tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định;

+ Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

+ Thông tin xác định đối tượng giám định;

+ Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;

+ Nội dung yêu cầu giám định;

+ Phương pháp thực hiện giám định;

+ Kết luận về đối tượng giám định;

+ Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.

(Ảnh minh họa: Kết luận giám định trong lĩnh vực tài chính)

Điều 13 Thông tư số 138/2013/TT-BTC ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ tài chính quy định về kết luận giám định trong lĩnh vực tài chính như sau:

“Điều 13. Kết luận giám định

1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính phải lập kết luận giám định theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Giám định tư pháp.

2. Kết luận giám định do Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính thực hiện phải có chữ ký của người thực hiện giám định, đồng thời người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về kết luận giám định.

3. Kết luận giám định do giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện phải có chữ ký của người thực hiện giám định. Chữ ký của người thực hiện giám định được chứng thực theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Giám định tư pháp.”

Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định thì chữ ký của người thực hiện giám định phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực. Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định thì người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu chịu trách nhiệm về kết luận giám định. Trường hợp Hội đồng giám định thực hiện giám định thì người quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề kết luận giám định trong lĩnh vực tài chính để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop