Căn cứ Điều 14 Quyết định 07/2016/QĐ-KTNN quy định về theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của kiểm toán Nhà nước quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra như sau:
“1. Căn cứ Thông báo Kế hoạch kiểm tra năm hoặc theo yêu cầu đột xuất của Tổng Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra giao trách nhiệm:
a) Bộ phận chuyên trách tham mưu, giúp việc tổ chức kiểm tra theo hình thức yêu cầu báo cáo bằng văn bản kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán;
b) Trưởng Đoàn kiểm tra (dự kiến) lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm tra theo hình thức tổ chức kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan. (Mẫu số 03/THKN-KHKT).
(ảnh minh họa: lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra)
2. Căn cứ kế hoạch kiểm tra do các Trưởng Đoàn kiểm tra lập, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra; cụ thể:
a) Việc thẩm định kế hoạch kiểm tra do Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra tổ chức, phân công thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng. Kết quả thẩm định kế hoạch kiểm tra phải được thể hiện bằng văn bản, được lưu hồ sơ cuộc kiểm tra;
b) Trên cơ sở kết quả thẩm định, Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra xem xét, chỉ đạo Trưởng Đoàn kiểm tra hoàn hiện kế hoạch kiểm tra trước khi phê duyệt;
c) Phê duyệt kế hoạch kiểm tra; thừa ủy quyền của Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành Quyết định kiểm tra thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán (Mẫu số 04/THKN-QĐ).
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành, Quyết định kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra.
3. Yêu cầu đối với kế hoạch kiểm tra:
a) Việc lập kế hoạch kiểm tra được căn cứ trên cơ sở:
- Kết quả cập nhật thông tin về kết luận, kiến nghị kiểm toán và tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán được thu thập, tổng hợp theo Điều 8 Quy định này;
- Kết quả đánh giá tình hình thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán theo Điều 9 Quy định này.
b) Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích cuộc kiểm tra;
- Nội dung cuộc kiểm tra;
- Phạm vi kiểm tra;
- Phương pháp kiểm tra;
- Thời gian, nhân sự và đơn vị được kiểm tra chi tiết;
- Kinh phí và các điều kiện vật chất cần thiết cho cuộc kiểm tra.
c) Thời gian và nhân sự Đoàn kiểm tra:
- Thời hạn một cuộc kiểm tra không quá 15 ngày làm việc. Trường hợp cần thiết phải tăng thêm thời gian kiểm tra, mỗi cuộc kiểm tra chỉ được gia hạn một lần, thời gian gia hạn tối đa không quá 10 ngày làm việc; Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra ban hành quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra trên cơ sở đề nghị của Trưởng Đoàn kiểm tra, đồng thời báo cáo và chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về việc gia hạn thời gian kiểm tra.
- Nhân sự Đoàn kiểm tra: Trưởng Đoàn kiểm tra phải là Phó trưởng phòng hoặc Kiểm toán viên chính trở lên; mỗi tổ kiểm tra phải có ít nhất 02 thành viên trong đó có 01 thành viên là kiểm toán viên trở lên (trường hợp thành lập Tổ). Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về nhân sự đáp ứng tiêu chuẩn khi phê duyệt kế hoạch kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra.
- Trường hợp việc kiểm tra được tổ chức đồng thời, kết hợp với cuộc kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán: Thời gian kết thúc cuộc kiểm tra không vượt quá thời gian kết thúc cuộc kiểm toán; Trưởng Đoàn kiểm tra là Trưởng Đoàn kiểm toán.
4. Điều chỉnh kế hoạch kiểm tra: Thủ trưởng đơn vị chủ trì cuộc kiểm tra quyết định điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra đảm bảo hiệu quả công tác kiểm tra và quy định của Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp điều chỉnh liên quan đến điều chỉnh Kế hoạch kiểm tra năm theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Quy định này phải được Tổng Kiểm toán nhà nước phê duyệt.”
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch kiểm tra, quyết định kiểm tra trong hoạt động kiểm toán nhà nước để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.