Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước năm 2015, nguyên tắc toàn diện của ngân sách nhà nước có nội dung là:
Mọi khoản thu và mọi khoản chi đều phải ghi và thể hiện rõ ràng trong bản dự toán ngân sách nhà nước hàng năm đã được Quốc hội quyết định; không được phép để ngoài dự toán ngân sách bất kì khoản thu, chi nào dù là nhỏ nhất.
Các khoản thu và các khoản chi không được phép bù trừ cho nhau mà phải thể hiện rõ ràng từng khoản thu và mỗi khoản chi trong mục lục ngân sách nhà nước được duyệt; không được phép dùng riêng một khoản thu cho mội khoản chi cụ thể nào mà mọi khoản thu đều được được dùng để tài trợ cho mọi khoản chi. Tuy vậy, với nội dung này thì dĩ nhiên còn một số trường hợp ngoại lệ như không được sử dụng các khoản thu từ đi vay để bội chi ngân sách không được sử dụng để chi tiêu dùng.
(ảnh minh họa: nguyên tắc ngân sách toàn diện)
Ngoại lệ của nguyên tắc toàn diện trong ngân sách nhà nước: Khoản 3 Điều 7 Luật Ngân sách Nhà nước quy định: “Vay bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên.”. Quy định này là trường hợp ngoại lệ của nguyên tắc ngân sách toàn bộ vì khoản thu từ vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước chỉ được sử dụng cho một mục đích chi, đó là đầu tư phát triển, không được phép sử dụng cho chi thường xuyên. Như vậy, các khoản thu từ vay bù đắp bội chi ngân sách Nhà nước sẽ được tổng hợp riêng và sẽ được sử dụng cho các nhiệm vụ chi nhằm mục đích đầu tư phát triển chứ không được phân bổ đều cho toàn bộ các nhiệm vụ chi.
Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về vấn đề nguyên tắc ngân sách toàn diện trong Luật ngân sách 2015 để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.