NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA THẨM PHÁN TIẾN HÀNH THỦ TỤC PHÁ SẢN

16/08/2018

Khi doanh nghiệp rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán, những người có liên quan theo quy định có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Tòa án sẽ tiến hành phân công Thẩm phán trực tiếp giải quyết vụ việc. Vậy nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 9 Luật phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản như sau:

(nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản)

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

"1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.

2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.

3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.

6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.

7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.

9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.

10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.

11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.

12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.

15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.”

Khi tiến hành thủ tục phá sản doanh nghiệp, Thẩm phán được phân công phải thực hiện đúng các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán. Việc tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó  trong vụ việc phá sản tương tự được hướng dẫn cụ thể tại Nghị quyết 03/2016/NQ-HĐTP ngày 26 tháng 8 năm 2016 như sau:

Điều 4. Về tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự quy định tại khoản 14 Điều 9 của Luật phá sản 

"1. Khi giải quyết vụ việc phá sản, Thẩm phán phải nghiên cứu, áp dụng án lệ đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao công nhận theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2015/NQ-HĐTP ngày 28-10-2015 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về quy trình lựa chọn, công bố và áp dụng án lệ đối với vụ việc phá sản tương tự. 

2. Thẩm phán có thể tham khảo quyết định giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, có tính chất tương tự với vụ việc phá sản đang giải quyết để bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong giải quyết phá sản.”

Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành về vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop