Những nội dung chính của kháng nghị hàng hải

07/05/2019

Luật sư cho tôi hỏi: Theo quy định của pháp luật hiện hành, những nội dung chính của kháng nghị hàng hải được quy định như thế nào?

Chào bạn về vấn đề những nội dung chính của kháng nghị hàng hải mà bạn đang thắc mắc, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 của Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Kháng nghị hàng hải là văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan.

Nội dung chính trong kháng nghị hàng hải đối với tàu thuyền được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư số 30/2016/TT-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải như sau:

“Điều 3. Những nội dung chính của kháng nghị hàng hải

Kháng nghị hàng hải gồm một số nội dung chính sau:

1. Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, số, ngày cấp, nơi cấp của chứng minh thư nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu của thuyền trưởng.

2. Thông tin về tàu thuyền gồm: tên tàu thuyền, cảng (nơi) đăng ký, số đăng ký, cảng đến (cảng rời, cảng trung chuyển), tổng dung tích, quốc tịch, số IMO (nếu có).

3. Số lượng, chủng loại, đặc điểm đóng gói (rời/đóng bao) của hàng hóa trên tàu thuyền (nếu có).

4. Thời gian, vị trí xảy ra tai nạn, sự cố.

5. Điều kiện thời tiết khi xảy ra tai nạn, sự cố.

6. Mô tả diễn biến về tai nạn, sự cố.

7. Những tổn thất do tai nạn hoặc nghi ngờ có tổn thất do tai nạn, sự cố gây ra (nếu có).

8. Những biện pháp đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh tai nạn, sự cố và hạn chế tổn thất do tai nạn, sự cố gây ra (nếu có).

9. Những thông tin khác có liên quan đến tai nạn, sự cố (nếu có).

10. Danh sách liệt kê các tài liệu kèm theo như quy định tại Điều 5 của Thông tư này.”

(Ảnh minh họa: Những nội dung chính của kháng nghị hàng hải)

Các tài liệu kèm theo Điều 5 Thông tư số 30/2016/TT-BGTVT ngày 28 tháng 10 năm 2016  của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải  bao gồm:

“Điều 5. Hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải

1. Các giấy tờ phải nộp đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB:

a) Kháng nghị hàng hải (02 bản);

b) Bản trích sao các loại Nhật ký của tàu thuyền có liên quan đến vụ việc (01 bản);

c) Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (trừ trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra khi tàu thuyền đang neo đậu tại cảng biển) (01 bản).

2. Các giấy tờ phải nộp đối với phương tiện thủy nội địa (trừ phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB), tàu cá:

a) Kháng nghị hàng hải (02 bản);

b) Bản trích sao các loại Nhật ký của tàu thuyền có liên quan đến vụ việc (01 bản, nếu có);

c) Bản sao Tự họa có mô tả sơ đồ vị trí xảy ra tai nạn, sự cố và đính kèm hình ảnh (01 bản, nếu có).

3. Các giấy tờ phải xuất trình:

Đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB: các loại Nhật ký liên quan đến vụ việc (bản chính).

4. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải có chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có); đối với bản kháng nghị hàng hải, ngoài chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có con dấu) còn phải có chữ ký của máy trưởng, một sĩ quan hoặc một thủy thủ với tư cách là những người làm chứng.

5. Ngoài số lượng bản kháng nghị hàng hải được quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, thuyền trưởng có thể yêu cầu xác nhận thêm các bản khác có cùng nội dung, nếu thấy cần thiết.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề những nội dung chính của kháng nghị hàng hải để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop