Nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

01/09/2020

Doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong những trường hợp nào? Mời Quý khách hàng cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật Huy Thành về nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Chào bạn về vấn đề trường hợp phải nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 15 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 quy định về nộp lại Giấy phép, thu hồi Giấy phép:

“1. Doanh nghiệp dịch vụ phải nộp lại Giấy phép cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động;

b) Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

2. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Không làm thủ tục đổi Giấy phép hoặc không được đổi Giấy phép;

(ảnh minh họa: nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài)

b) Không bảo đảm các quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 8, khoản 3 và khoản 4 Điều 9 của Luật này hoặc không thực hiện phương án tổ chức bộ máy quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này;

c) Trong thời hạn mười hai tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép, mà không đưa được người lao động đi làm việc ở nước ngoài;

d) Vi phạm quy định tại một trong các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 7, thực hiện không đầy đủ các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật này gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất và tinh thần đối với người lao động.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định thu hồi Giấy phép; công bố việc thu hồi Giấy phép, việc nộp lại Giấy phép trên một trong các tờ báo viết của trung ương hoặc báo điện tử trong ba số liên tiếp; thông báo việc thu hồi Giấy phép, việc nộp lại Giấy phép cho Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

4. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này được xem xét cấp Giấy phép sau hai năm, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8 và các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này.

5. Doanh nghiệp dịch vụ bị thu hồi Giấy phép theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều này được xem xét cấp Giấy phép sau năm năm, kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép có hiệu lực, nếu có đủ điều kiện về vốn pháp định quy định tại khoản 2 Điều 8, các điều kiện quy định tại Điều 9 của Luật này và đã thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục nộp lại Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được hướng dẫn bởi điểm a, khoản 7, mục I Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH như sau:

“7. Thủ tục nộp lại, thu hồi Giấy phép (khoản 1 và khoản 2 Điều 15 của Luật):

a) Thủ tục nộp lại Giấy phép: Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày có quyết định chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 15 của Luật, doanh nghiệp dịch vụ phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý lao động ngoài nước về việc chấm dứt hoạt động, nộp lại cho Cục Quản lý lao động ngoài nước Giấy phép đã được cấp và báo cáo về các hợp đồng đang còn hiệu lực, số lượng người lao động đang làm việc ở nước ngoài; số lượng người lao động đã tuyển chọn đối với những hợp đồng còn hiệu lực, các khoản đóng góp của người lao động đã được tuyển chọn để đưa đi làm việc ở nước ngoài; việc đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước; phương án thực hiện trách nhiệm đối với các hợp đồng còn hiệu lực.

b) Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Nhà nước theo quy định của pháp luật, trách nhiệm đối với người lao động theo các hợp đồng đã ký kết, doanh nghiệp dịch vụ báo cáo bằng văn bản cho Cục Quản lý lao động ngoài nước về việc hoàn thành nghĩa vụ kèm theo các tài liệu chứng minh việc hoàn thành các nghĩa vụ đó. Cục Quản lý lao động ngoài nước xem xét và có văn bản để doanh nghiệp rút tiền ký quỹ theo quy định của pháp luật”.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop