Phá dỡ công trình xây dựng trái phép

27/02/2020

Hiện nay, việc bị cưỡng chế phá dợ công trình xây dựng Công viên nước Thanh Hà do UBND quận Hà Đông xác định chủ đầu tư đã xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng công trình. Tuy nhiên, theo cái nhìn khách quan, việc phá tan toàn bộ tài sản như thế ở UBND tỉnh Hà Đông có trái quy định pháp luật không và phá dỡ công trình xây dựng trái phép được hiểu và thực hiện như thế nào mới đúng pháp luật?

Chào bạn, trước hết Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Qua tìm hiểu, chúng tôi đưa ra giải đáp như sau:

Căn cứ Điểm b, Khoản 1, Điều 28, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

"Điều 28. Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng

1. Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;

(Minh họa: phá dỡ công trình xây dựng trái phép)

Bên cạnh đó, căn cứ điều 30, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:

Điều 30. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép

Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện."

Như vậy việc tháo dỡ và phá dỡ đều là dỡ bỏ công trình để khôi phục lại hiện trạng ban đầu chứ không phải đập bỏ, phá hủy.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề có được phá dỡ công trình xây dựng trái phép? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop