Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước

14/06/2019

Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước bao gồm những gì? Mời Quý khách hàng tham khảo tư vấn dưới đây của Luật Huy Thành để hiểu rõ hơn.

Điều 5 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ, được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Nghị định 32/2018/NĐ-CP quy định về phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ như sau:

“Điều 5. Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước

1. Doanh nghiệp nhà nước cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, bảo đảm an sinh xã hội, bao gồm:

a) Dịch vụ bưu chính công ích;

b) Xuất bản (không bao gồm lĩnh vực in và phát hành xuất bản phẩm);

c) Hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp theo quy định của Chính phủ;

d) Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè đá lấn biển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ;

đ) Quản lý, khai thác, điều hành hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị; điều hành giao thông vận tải đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị;

e) Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn;

g) Bảo đảm an toàn hàng hải (không bao gồm nạo vét, duy tu luồng hàng hải công cộng);

h) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

(Ảnh minh họa: Phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước)

2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

3. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực độc quyền tự nhiên, bao gồm:

a) Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia và quản lý lưới điện phân phối; thủy điện đa mục tiêu; điện hạt nhân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng, an ninh;

b) Sản xuất, kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;

c) In, đúc tiền và sản xuất vàng miếng và các vật phẩm lưu niệm bằng vàng;

d) Kinh doanh xổ số;

đ) Doanh nghiệp nhà nước có chức năng đầu tư kinh doanh vốn nhà nước, mua bán và xử lý nợ phục vụ tái cơ cấu và hỗ trợ điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô;

e) Trường hợp khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

4. Doanh nghiệp nhà nước ứng dụng công nghệ cao, đầu tư lớn, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và nền kinh tế.”

Trên đây là một số nội dung tư vấn về vấn đề phạm vi đầu tư vốn nhà nước để thành lập doanh nghiệp nhà nước để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop