Điều 174 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
…
(ảnh minh họa: phân biệt tội lừa đảo chiếm đoạt tải sản và lạm dụng tín nhiệm tài sản)
Còn về tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…
Theo như quy định pháp luật, mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được mô tả là: “Bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản” còn của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản : “ Vay , mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và cố tình không trả hoặc không có khả năng trả lại tài sản”.
Như vậy có thể thấy rằng nếu như chỉ dựa vào quy định theo điều luật thì rất khó để có thể phân biệt được 2 tội danh này. Do đó, để phân biệt được chính xác, chúng ta hãy tập trung vào mặt chủ quan của tội phạm và cụ thể hơn là ý chí của người thực hiện hành vi phạm tội. Ở tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ngay từ đầu người thực hiện hàn vi chiếm đoạt tài sản đã có ý thức muốn chiếm đoạt tài sản bằng cách thực hiện các thủ đoạn gian dối. Còn ở tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, thì sau khi đã chiếm hữu được tài sản đó thì người thực hiện hành vi phạm tội mới nảy sinh ý định muốn chiếm đoạt tài sản.
Ví dụ: A chiếm đoạt chiếc xe ô tô của B. Chúng ta sẽ có 2 trường hợp:
Lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Ngày từ đầu A vì thiếu tiền nên đã nghĩ ra cách mượn chiếc xe của B, sau đó A đem bán để có tiền.
Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Ban đầu A chỉ đơn thuần mượn xe của B để đi lại, sau khi đã mượn được chiếc xe A mới nảy sinh lòng tham muốn chiếm đoạt chiếc xe để sử dụng luôn hoặc đem bán lấy tiền.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liênhệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.