QUYỀN HẠN CỦA KIỂM SOÁT VIÊN DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

15/03/2018

Tôi là kiểm soát viên của Công ty nhà nước. Giám đốc công ty ký kết hợp đồng nhân danh công ty để vụ lợi. Báo cáo lên cơ quan đại diện chủ sở hữu có trong phạm vi quyền hạn của kiểm soát viên không?

Chào bạn, về vấn đề nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm soát viên doanh nghiệp Nhà nước, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Quyền của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên:

Điều 104 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

1. Tham gia các cuộc họp của Hội đồng thành viên, các cuộc tham vấn và trao đổi chính thức và không chính thức của cơ quan đại diện chủ sở hữu với Hội đồng thành viên; có quyền chất vấn Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty về các kế hoạch, dự án hay chương trình đầu tư phát triển và các quyết định khác trong quản lý điều hành công ty.

2. Xem xét sổ sách kế toán, báo cáo, hợp đồng, giao dịch và tài liệu khác của công ty; kiểm tra công việc quản lý điều hành của Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc khi xét thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

3. Xem xét, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, thực trạng tài chính của công ty, thực trạng vận hành và hiệu lực các quy chế quản trị nội bộ công ty.

4. Yêu cầu thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và những người quản lý khác báo cáo, cung cấp thông tin về bất cứ việc gì trong phạm vi quản lý và hoạt động đầu tư, kinh doanh của công ty.

(Quyền hạn của Kiểm soát viên Doanh nghiệp Nhà nước theo quy định của pháp luật)

5. Yêu cầu những người quản lý công ty báo cáo về thực trạng tài chính, thực trạng và kết quả kinh doanh của công ty con khi xét thấy cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.

6. Trường hợp phát hiện có thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và những người quản lý khác làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ hoặc có nguy cơ làm trái các quy định đó; hoặc phát hiện hành vi vi phạm pháp luật, làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ công ty hoặc các quy chế quản trị nội bộ công ty phải báo cáo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu công ty, các thành viên khác của Ban kiểm soát và cá nhân có liên quan.

7. Đề nghị cơ quan đại diện chủ sở hữu thành lập đơn vị thực hiện nhiệm vụ kiểm toán tham mưu và trực tiếp hỗ trợ Ban kiểm soát thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao.

8. Thực hiện các quyền khác quy định tại Điều lệ công ty.

Bạn là Kiểm soát viên của công ty do đại diện chủ sở hữu bổ nhiệm. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ, nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật , , làm trái các quy định về quản lý kinh tế, trái quy định Điều lệ công ty hoặc các quy chế quản trị nội bộ công ty, hành vi làm trái các quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và những người quản lý khác thì chức năng nhiệm vụ quyền hạn của kiểm soát viên là phải thông báo ngay cho cơ quan đại diện chủ sở hữu của công ty, các thành viên khác trong Ban Kiểm soát.

Trên đây là các nội dung tư vấn về nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm soát viên doanh nghiệp Nhà nước để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.

bttop