Chào bạn, về vấn đề Quy định về tách thửa đất thổ cư mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:
Về điều kiện tách thửa đất
- Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo quy định tại Điều 100, Điều 101 của Luật đất đai;
- Đất đang trong thời hạn sử dụng và không có bất kỳ tranh chấp nào;
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
- Đáp ứng được về hạn mức, diện tích tối thiểu để tách thửa. Theo khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diên tích tối thiểu được tách thửa như sau: “Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”. Như vậy căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau, và được quy định tại Quyết định của UBND cấp tỉnh.
- Không thuộc các trường hợp không cho phép tách thửa:
+ Thửa đất thuộc các dự án phát triển nhà ở theo quy hoạch, các dự án đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch để xây dựng nhà ở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
+ Các thửa đất thuộc khu vực đã có thông báo thu hồi đất hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Các thửa đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
+ Đất có mục đích sử dụng không phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
(Ảnh minh họa: Tách thửa đất thổ cư theo quy định pháp luật)
+ Đất đang xảy ra tranh chấp, kiện cáo hoặc hết thời gian sử dụng.
+ Thửa đất xin tách thửa đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đất đai.
+ Đất tại tỉnh, thành phố đang tạm dừng thủ tục tách thửa.
+ Thửa đất được Nhà nước giao hoặc cho người sử dụng đất thuê để thực hiện dự án nhưng người sử dụng đất không thực hiện đầu tư dự án.
+ Thửa đất sau khi tách thành thửa đất mới sẽ không có đường đi.
+ Thửa đất thổ cư đang bị các cơ quan có thẩm quyền niêm phong tài sản để thực hiện thi hành án.
- Theo quy định của UBND các tỉnh, thành thì một số địa phương chỉ cần đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận sẽ được tách thửa (không bắt buộc có Giấy chứng nhận).
Quy trình tách thửa đất thổ cư được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ đề nghị tách thửa đất thổ cư gồm có:
Đơn đề nghị tách thửa (Mẫu số 11/ĐK);
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
Sơ đồ kỹ thuật về thửa đất (nếu có yêu cầu).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ hợp lệ tại Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất.
Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Lập hồ sơ để trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
- Chỉnh lý hồ sơ, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Bước 4: Trả kết quả
Theo điểm đ, khoản 2, Điều 61, Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:
• Trong thời hạn 15 ngày, nếu hồ sơ hợp lệ và không bị sai sót, bạn sẽ nhận được kết quả cùng với sổ đỏ và các văn bản giấy tờ có liên quan khác.
• Trường hợp hồ sơ có sai sót hoặc cần bổ sung giấy tờ gì thì cơ quan tiếp nhận phải có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và yêu cầu bạn bổ sung hoặc trả hồ sơ (phải nêu rõ lý do).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề thủ tục tách thửa đất thổ cư theo quy định pháp luật để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.