Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác. Căn cứ khoản 1 Điều 203 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền như sau:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền bao gồm:
a) Hoà giải viên lao động;
b) Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện).
c) Toà án nhân dân.”
(Ảnh minh họa: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể)
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động. Căn cứ Khoản 2 Điều 203 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích như sau:
“2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích bao gồm:
a) Hoà giải viên lao động;
b) Hội đồng trọng tài lao động.”
Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY