Thi kiểm tra, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp

04/06/2019

Việc thi kiểm tra, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp được quy định như thế nào? Mời Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ Điều 11 Nghị định 75/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục có quy định về thi kiểm tra, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp như sau:

“1. Thi kiểm tra trong hệ thống giáo dục quốc dân gồm thi, kiểm tra kết thúc môn học, thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh, thi chọn học sinh giỏi.

2. Việc đánh giá kết quả học tập, công nhận người học hoàn thành chương trình môn học, cấp học hoặc trình độ đào tạo bằng hình thức kiểm tra, thi kết thúc môn học, thi tốt nghiệp hoặc xét tốt nghiệp; kết quả kiểm tra, thi là một căn cứ chủ yếu giúp nhà trường và các cấp quản lý giáo dục đánh giá chất lượng giáo dục.

Việc công nhận tốt nghiệp một cấp học hoặc một trình độ đào tạo được thực hiện bằng: xét tốt nghiệp đối với trung học cơ sở; thi tốt nghiệp đối với trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng; thi tốt nghiệp hoặc bảo vệ đồ án, khoá luận tốt nghiệp đối với trình độ đại học; bảo vệ luận văn đối với trình độ thạc sĩ; bảo vệ luận án đối v?i trình độ tiến sĩ.

Trường hợp đào tạo theo hệ thống tín chỉ thì việc công nhận hoàn thành chương trình môn học, việc công nhận tốt nghiệp đối với người học được thực hiện theo Quy chế đào tạo theo tín chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

(ảnh minh họa: thi kiểm tra, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp)

3. Thi tuyển, xét tuyển trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đánh giá khả năng học tập của người dự tuyển để chọn người học. Việc tuyển sinh được thực hiện bằng hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển.

 4. Thi chọn học sinh giỏi nhằm khuyến khích việc học tập của người học, góp phần phát hiện nhân tài. Học sinh đạt giải trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể việc thi chọn học sinh giỏi.

5. Quy chế tuyển sinh quy định về hình thức tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh, trình tự, thủ tục tuyển sinh, thực hiện chính sách ưu tiên đối với từng loại đối tượng, khu vực, ngành nghề để bảo đảm công bằng trong giáo dục, phù hợp yêu cầu về cơ cấu đào tạo, khuyến khích học sinh có năng khiếu.

6. Quy chế tuyển sinh, Quy định về thi tốt nghiệp, xét tốt nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Thực hiện được mục đích thi, tuyển sinh; 

b) Bảo đảm chính xác, công bằng, khách quan, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của thí sinh;

c) Nội dung các đề thi kiểm tra nằm trong chương trình giáo dục, phù hợp với chuẩn kiến thức và kỹ năng được quy định trong chương trình giáo dục, phân loại được trình độ của thí sinh, kết quả thi kiểm tra phản ánh đúng kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được trong quá trình học tập và rèn luyện của thí sinh;

d) Bảo đảm tổ chức thi kiểm tra nghiêm túc, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi tiêu cực trong thi cử.

7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi, tuyển sinh trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế thi, tuyển sinh dạy nghề.

Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc tuyển sinh vào các trường trung học phổ thông theo hình thức thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển và xét tuyển, trên cơ sở điều kiện cụ thể của địa phương và Quy chế thi, tuyển sinh.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề thi kiểm tra, tuyển sinh, công nhận tốt nghiệp được quy định như thế nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop