Thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất

28/02/2020

Theo quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp nào sẽ bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề này.

Chào bạn về vấn đề các trường hợp thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 28 Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương có quy định trường hợp thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất:

“1. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo đề nghị của doanh nghiệp trên cơ sở xác nhận của các cơ quan liên quan về các nội dung sau:

a) Doanh nghiệp đã tái xuất hết hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam.

b) Hoàn thành nghĩa vụ phát sinh trong quá trình vận chuyển, lưu giữ hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định của Nghị định này (nếu có).

(ảnh minh họa: thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất)

2. Bộ Công Thương thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất khi doanh nghiệp có vi phạm trong các trường hợp sau:

a) Gian lận trong việc kê khai các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.

b) Không duy trì điều kiện theo quy định tại Nghị định này trong quá trình sử dụng Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

c) Không nộp bổ sung đủ số tiền ký quỹ trong vòng 30 ngày kể từ ngày Bộ Công Thương có thông báo theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này.

d) Không thực hiện đúng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về điều tiết hàng hóa tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.

đ) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không có Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Bộ Công Thương cấp theo quy định.

e) Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

g) Từ chối trách nhiệm xử lý đối với những lô hàng đã về đến cảng, cửa khẩu Việt Nam theo hợp đồng nhập khẩu đã ký.

h) Tự ý chuyển tiêu thụ nội địa hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

i) Tự ý phá mở niêm phong hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất.

3. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ, h, i Khoản 2 Điều này không được cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong vòng 2 năm kể từ ngày bị thu hồi.

4. Doanh nghiệp bị thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất theo quy định tại Điểm e, g Khoản 2 Điều này không được xem xét cấp lại Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề thu hồi Mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất trong trường hợp nào để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop