Thủ tục yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký trong vụ việc dân sự

18/05/2023

Thưa luật sư, tôi đang có tranh chấp hợp đồng tôi đã yêu cầu tòa giám định chữ ký trong hợp đồng nhưng không được chấp nhận nên tôi muốn tự mình đi giám định. Vậy luật sư cho tôi hỏi Thủ tục yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký trong vụ việc dân sự được quy định thế nào? Luật sư giải đáp giúp tôi.

Chào bạn, về vấn đề Làm thế nào để yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký trong vụ việc dân sự mà bạn đang thắc mắc. Tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy đinh tại Điều 102 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về trưng cầu giám định, yêu cầu giám định như sau:

“1. Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.

2. Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.”

Để yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký, đương sự cần phải thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012, sửa đổi bổ sung 2018 quy định về yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự như sau:

“1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.

2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:

a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;

b) Nội dung yêu cầu giám định;

(Ảnh minh họa: Thủ tục yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký trong vụ việc dân sự)

c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;

e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.”

Hiện nay Nghị định 85/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 157/2020/NĐ-CP quy định các cơ quan có chức năng giám định tư pháp theo yêu cầu trực thuộc Bộ Y Tế, Bộ Quốc Phòng, Bộ Công An bao gồm:

Viện pháp y quốc gia; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực; Viện pháp y tâm thần Trung ương trực thuộc Bộ Y tế.

Viện pháp y Quân đội; Phòng giám định kỹ thuật hình sự trực thuộc Bộ Quốc phòng.

Viện Khoa học hình sự; TT giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự trực thuộc BCA.

Trung tâm pháp y cấp tỉnh thuộc UBND tỉnh; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh.

Việc giám định chữ ký, chữ viết do người giám định thực hiện theo nguyên tắc sau:

Tuân thủ pháp luật, tuân theo quy chuẩn chuyên môn.

Trung thực, chính xác, khách quan, vô tư, kịp thời.

Chỉ kết luận về chuyên môn những vấn đề trong phạm vi được yêu cầu.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận giám định.

Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ các nội dung:

Các thông tin cơ bản của vụ việc dân sự;

Loại hình trưng cầu giám định: lần đầu, bổ sung hay giám định lại

Trường hợp áp dụng là do đương sự có yêu cầu hay Tòa án xét thấy cần thiết.

Đối tượng cần giám định (ví dụ: đối với chữ ký của người bán trong hợp đồng mua bán tài sản hoặc đối với chữ viết trong bản di chúc do bị đơn giao nộp cho Toà án).

Tên, địa chỉ của tổ chức được trưng cầu giám định hoặc họ, tên và địa chỉ của người được trưng cầu giám định.

Những vấn đề cần giám định và các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định.

Các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, số lượng cụ thể, ký hiệu; Thời hạn tổ chức giám định tư pháp hoặc giám định viên được trưng cầu giám định phải gửi kết luận giám định cho Toà án.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Quy định về yêu cầu giám định chữ viết, chữ ký trong vụ việc dân sự để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành – Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

 

bttop