THỰC HIỆN GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP XÂY DỰNG

18/09/2018

Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng lập và gửi bên yêu cầu giám định đề cương thực hiện giám định.

Điều 13 Thông tư số 04/2014/TT-BXD ngày 22 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ xây dựng quy định về việc thực hiện giám định tư pháp xây dựng như sau:

“Điều 13. Thực hiện giám định tư pháp xây dựng

1. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng lập và gửi bên yêu cầu giám định đề cương thực hiện giám định. Nội dung đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:

a) Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn được áp dụng;

b) Đối tượng và phạm vi giám định;

c) Danh sách nhân sự thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, các thông tin về năng lực của người chủ trì và các cá nhân thực hiện giám định;

d) Tên tổ chức và danh sách các cá nhân được thuê tham gia giám định (trường hợp thuê tổ chức hoặc các cá nhân khác có năng lực phù hợp theo quy định để thực hiện một hoặc một số phần việc liên quan đến nội dung giám định);

đ) Phương pháp thực hiện giám định;

e) Danh mục phòng thí nghiệm, danh mục các thiết bị được sử dụng (nếu có);

g) Chi phí thực hiện giám định, thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;

h) Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật để thực hiện giám định. Trường hợp cần thiết, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp xây dựng đề nghị với bên yêu cầu giám định cho thực hiện khảo sát sơ bộ đối tượng giám định để lập đề cương giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

(Ảnh minh họa: Thực hiện giám định tư pháp xây dựng)

2. Bên yêu cầu giám định xem xét đề cương để làm cơ sở thực hiện giám định. Tuỳ theo tính chất vụ việc được trưng cầu, yêu cầu giám định, bên yêu cầu giám định có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng về các nội dung của đề cương.

3. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp xây dựng thông báo bằng văn bản cho bên yêu cầu giám định biết các thay đổi về nhân sự thực hiện giám định hoặc các thay đổi khác liên quan đến quá trình thực hiện giám định như phát sinh khối lượng thực hiện, điều chỉnh thời gian hoàn thành công việc giám định... (nếu có).

4. Trong quá trình thực hiện, người chủ trì thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định theo quy định tại điều 31 Luật Giám định tư pháp. Văn bản ghi nhận quá trình giám định được lập dưới dạng nhật ký, được đánh số trang và có xác nhận của bên yêu cầu giám định. Nội dung văn bản ghi nhận quá trình và kết quả thực hiện giám định bao gồm: tình hình thực hiện giám định thực tế hàng ngày; nhân sự, trang thiết bị thực hiện; các kết quả quan trắc, đo đạc (nếu có); các vấn đề phát sinh nếu xảy ra trong quá trình thực hiện và các vấn đề khác có liên quan.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề thực hiện giám định tư pháp xây dựng để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop