Tiền phúng viếng tại đám tang có được coi là di sản thừa kế hay không?

13/06/2024

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi Tiền phúng viếng tại đám tang có được coi là di sản thừa kế không? Cảm ơn luật sư.

Chào bạn, về vấn đề Di sản thừa kế của người chết để lại có bao gồm tiền phúng viếng không? Mà bạn đang thắc mắc, tổng đài tư vấn miễn phí Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:

“1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.”

Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày xác định tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tuyên bố chết như sau:

“1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.”

Như vậy, căn cứ quy định trên thì tiền phúng viếng tại đám tang không phải là di sản thừa kế, vì tiền phúng viếng là tài sản hình thành sau thời điểm mở thừa kế, không phải là tài sản của người mất. Theo thông tục địa phương, đây là một khoản để chia buồn cùng với gia đình người chết, những người đến viếng là người quen, người thân của người mất và thân nhân của họ. Do đó, khoản tiền phúng viếng là tài sản chung có thể phân chia, không phải di sản của người chết để lại.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề Tiền phúng viếng có phải là di sản thừa kế không? để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop