TIẾNG NÓI VÀ CHỮ VIẾT TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ

27/04/2018

Bác tôi là dân tộc Nùng, là bị hại trong một vụ án hình sự. Đã có giấy triệu tập đến Tòa án tham gia xét xử, tuy nhiên bác tôi lại không biết nói tiếng phổ thông. Vậy chúng tôi phải làm thế nào để có thể tham gia được phiên tòa xét xử?

Chào bạn, về vấn đề quy định về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:  

( tiếng nói và chữ viết được quy định như thế nào trong tố tụng hình sự)

Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự. Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.

Theo Điều 29 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015, thì bác của bạn vẫn có thể tham gia tố tụng, tuy nhiên để trách việc bất đồng ngôn ngữ, dẫn đến việc những người có thẩm quyền cũng như các bên liên quan hiểu sai ý của nhau làm cho buổi xét xử không thật sự hiệu quả, vì vậy, bác bạn cần có một người phiên dịch đi kèm. Người này phải thông thạo tiếng phổ thông và hiểu được ý nghĩa của tiếng dân tộc Nùng và không phải thân chỗ thân quen với bác của bạn để trách lời dịch không được khách quan.

Trên đây là các nội dung tư vấn về quy định mới về tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop