Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt

26/08/2019

Quy định của pháp luật hiện hành về tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt? Mời các Quý khách hàng tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ Điều 15 Thông tư 26/2018/TT-BGTVT ngày 14/5/2018 về điều kiện, trình tự, thủ tục thực hiện kết nối ray đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt Quốc gia; việc kết nối ray các tuyến đường sắt Đô thị có quy định về tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt như sau:

“1. Trước khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện quy định tại Khoản 1 và điểm a Khoản 2 Điều 8 của Thông tư này để được chấp thuận chủ trương kết nối.

2. Thực hiện các thủ tục theo quy định tại Điều 9, Điều 10 của Thông tư này để được cấp, gia hạn giấy phép kết nối, bãi bỏ kết nối.

3. Trước khi khởi công công trình kết nối:

a) Thống nhất với doanh nghiệp nêu tại Điều 14 của Thông tư này về phương án tổ chức thi công, biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ, thời gian thi công, thời gian phong tỏa phục vụ thi công khi kết nối với tuyến đường sắt;

b) Tiếp nhận hiện trường để triển khai thực hiện việc kết nối theo giấy phép.

(ảnh minh họa: tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt)

4. Trong thời gian thi công công trình kết nối:

a) Thực hiện đầy đủ các nội dung theo quy định tại giấy phép kết nối;

b) Bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình thi công.

5. Sau khi hoàn thành công trình kết nối, bàn giao hiện trường và hồ sơ hoàn công công trình trong khu vực kết nối cho doanh nghiệp nêu tại Điều 14 của Thông tư này để quản lý, theo dõi, khai thác theo quy định.

6. Phối hợp với doanh nghiệp nêu tại Điều 14 của Thông tư này trong việc bảo đảm các nguyên tắc kết nối quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

7. Duy trì trạng thái kỹ thuật ổn định và bảo đảm nguồn kinh phí để quản lý, bảo trì công trình và thiết bị trong khu vực kết nối. Có biện pháp gia cố kịp thời bảo đảm an toàn công trình, an toàn giao thông vận tải đường sắt khi phát hiện hoặc nhận được tin báo công trình hư hỏng.

8. Tự di chuyển vị trí kết nối hoặc cải tạo công trình trong khu vực kết nối và không đòi bồi thường khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; tự tháo dỡ kết nối và chịu mọi chi phí tháo dỡ khi hết hạn sử dụng đối với kết nối có thời hạn. Phải bồi thường khi gây ra thiệt hại cho công trình đường sắt, an toàn giao thông vận tải đường sắt theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt theo quy định pháp luật để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop