Tổ chức hành nghề công chứng là gì? Theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Luật công chứng 2014 có giải thích khái niệm tổ chứng hành nghề công chứng như sau:
“5. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
(Ảnh minh họa: Quyền của tổ chức hành nghề công chứng)
Các tổ chức hành nghề công chứng có các quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định cụ thể. Căn cứ quy định tại Điều 32 Luật Công chứng số 53/2014/QH13 ngày 20 tháng 06 năm 2014 về quyền của tổ chức hành nghề công chứng như sau:
“1. Ký hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động với công chứng viên quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều 34 của Luật này và các nhân viên làm việc cho tổ chức mình.
2. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
3. Cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.
4. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 của Luật này.
5. Các quyền khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.”
Theo quy định trên thì tổ chức hành nghề công chứng được quyền ký hợp đồng việc làm, hợp đồng lao động với công chứng, cung cấp dịch vụ công chứng ngoài ngày, giờ làm việc hành chính cơ sở, sử dụng thông tin từ nguồn dữ liệu công chứng.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quyền của tổ chức hành nghề công chứng để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY