Chào bạn, về vấn đề hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ xã hội, quỹ từ thiện mà bạn đang thắc mắc Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí Luật Huy Thành xin đưa ra tư vấn như sau:
Căn cứ Điều 39 Nghị định 93/2019/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện quy định:
“1. Việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
2. Thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ:
a) Quỹ thực hiện hợp nhất, sáp nhập, chia, tách gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này;
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét, quyết định cho phép hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do;
c) Các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia chấm dứt tồn tại và hoạt động sau khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này cho phép hợp nhất, sáp nhập và chia quỹ. Quyền và nghĩa vụ của các quỹ hợp nhất, quỹ được sáp nhập, quỹ bị chia được chuyển giao cho các quỹ mới và quỹ sáp nhập. Đối với trường hợp tách quỹ, thì quỹ bị tách và quỹ được tách (quỹ thành lập mới) thực hiện quyền, nghĩa vụ phù hợp với mục đích hoạt động của quỹ và phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về nghĩa vụ của quỹ trước khi tách.
(ảnh minh họa: trình tự thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ xã hội, quỹ từ thiện)
3. Hồ sơ hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, gồm:
a) Đơn đề nghị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ, trong đó nêu rõ lý do và tên gọi mới của quỹ;
b) Dự thảo điều lệ quỹ;
c) Nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ về việc hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
d) Dự kiến nhân sự Hội đồng quản lý quỹ;
đ) Phương án giải quyết tài sản, tài chính, lao động khi hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ.
4. Đổi tên quỹ:
a) Việc đổi tên quỹ phải có nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ, ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
b) Quỹ gửi 01 bộ hồ sơ xin đổi tên quỹ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này, hồ sơ gồm: Đơn đề nghị đổi tên quỹ; nghị quyết của Hội đồng quản lý về việc đổi tên quỹ; dự thảo điều lệ sửa đổi, bổ sung; ý kiến đồng ý bằng văn bản của sáng lập viên hoặc người đại diện hợp pháp của sáng lập viên (nếu có);
c) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này xem xét và quyết định cấp lại giấy phép về việc đổi tên quỹ và công nhận điều lệ quỹ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.”
Như vậy, hồ sơ, trình tự thủ tục hợp nhất, sáp nhập, chia, tách quỹ xã hội, quỹ từ thiện được quy định cụ thể tại khoản 1, 2,3 Điều 39 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề quy định về hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên quỹ xã hội, quỹ từ thiện để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.