Điều luật được hiểu theo những ví dụ sau:
Giả sử A có 1 máy tính cá nhân trị giá 15 triệu. Có các trường hợp sau
– Trường hợp 1: B mượn A chiếc máy tính. Sau đó, C mượn của B chiếc máy tính đó (C không biết A). Nếu A nhìn thấy C sử dụng chiếc máy tính đó của mình thì A hoàn toàn có quyền đòi tài sản của mình theo Điều 257.
– Trường hợp 2: B mượn A máy tính. Sau đó, B tự ý bán cho C chiếc máy tính đó. Trong trường hợp A không thể đòi lại chiếc máy tính của mình do C có hợp đồng mua bán tài sản với B và B không ăn cắp máy tính của A. A chỉ có quyền đòi B trả lại giá trị chiếc máy tính của mình mà B đã mượn.
– Trường hợp 3: B ăn cắp của A chiếc máy tính. Sau đó, C mượn lại B chiếc máy tính đó. A hoàn toàn có quyền đòi lại máy tính từ C theo Điều 257.
– Trường hợp 4: B ăn cắp của A chiếc máy tính. Sau đó, B bán lại cho C chiếc máy tính đó. Trong trường hợp A vẫn có quyền đòi lại tài sản từ C mặc dù C có được tài sản thông qua hợp đồng mua bán. C có quyền đòi B hoàn trả lại những gì đã đưa cho B do hợp đồng mua bán vô hiệu.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY