Khoản 2 và 3 Điều 241 bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“2. Sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai về vật nhặt được mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, nếu vật có giá trị đến mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì vật đó thuộc sở hữu của người nhặt được; nếu vật có giá trị lớn hơn mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bảo quản người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định, phần giá trị còn lại thuộc Nhà nước.
3. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên là di tích lịch sử, văn hoá mà sau một năm, kể từ ngày thông báo công khai, không xác định được chủ sở hữu hoặc không có người đến nhận thì vật đó thuộc Nhà nước; người nhặt được vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật”.
Điều 29 Nghị định 29/2014/NĐ-CP quy định:
“Chi thưởng đối với tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên
1. Tổ chức, cá nhân phát hiện và giao nộp tài sản bị đánh rơi, bỏ quên là di tích lịch sử - văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, tài sản thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh quốc gia được thưởng theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Mức tiền thưởng đối với tổ chức, cá nhân quy định tại Khoản 1 Điều này được tính theo phương pháp lũy thoái từng phần, cụ thể như sau:
a) Phần giá trị của tài sản đến 10 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 30%;
b) Phần giá trị của tài sản trên 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 15%;
c) Phần giá trị của tài sản trên 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 7%;
d) Phần giá trị của tài sản trên 1 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 1%;
đ) Phần giá trị của tài sản trên 10 tỷ đồng thì tỷ lệ trích thưởng là 0,5%;
Giá trị của tài sản để trích thưởng được xác định sau khi trừ các khoản chi phí theo quy định tại Điều 36 Nghị định này.
3. Mức tiền thưởng cụ thể do Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (đối với tài sản được tìm thấy là di tích lịch sử - văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật), Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các tài sản khác) quyết định, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng đối với mỗi góithưởng.
4. Trường hợp có nhiều tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng được chi thưởng và giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên có giá trị đặc biệt thì các cấp có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định mức thưởng.
5. Bộ Tài chính hướng dẫn việc thành lập Hội đồng định giá, xác định giá trị tài sản bị đánh rơi, bỏ quên để làm căn cứ chi thưởng theo quy định tại Điều này.
Trường hợp không xác định được giá trị của tài sản bị đánh rơi, bỏ quên thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Khoản 3 Điều này quyết định mức tiền thưởng cụ thể, tối đa không vượt quá 200 triệu đồng. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định”.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY