1. Phạm tội theo khoản 1 Điều 163
Khoản 1 Điều 163 quy định:
“1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”.
Điều 476 Bộ luật Dân sự quy định:
“1. Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”.
Như vậy, mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định là không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng.
Người nào có hành vi cho vay với lãi suất vượt quá 10 lần trở lên mức lãi suất trên và có tính chất bóc lột thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Có tính chất bóc lột là tình tiết chưa được hướng dẫn cụ thể nhưng qua lý luận và thực tiễn thì có thể khái quát đó là những hành vi cho vay nhằm trục lợi bất chính, vì lòng tham của người phạm tội. Người phạm tội lấy việc cho vay nặng lãi làm nghề kiếm sống chính; có những hành vi đe dọa, ép buộc người khác phải chấp nhận mức lãi suất mình đưa ra, làm người vay điêu đứng, thậm chí phải gán hết tài sản để trả nợ…
– Có ý kiến cho rằng không cần thêm tình tiết “có tính chất bóc lột” thì vẫn có thể truy cứu về tội này được bởi cho vay lãi nặng đã bao gồm tính chất bóc lột…Người viết không đồng tình với quan điểm này bởi xét về bản chất, việc đi vay, mượn tài sản là một quan hệ dân sự giữa các chủ thể. Họ có quyền thỏa thuận với nhau về các vấn đề mà theo họ là hợp lý và pháp luật không cấm. Một chủ thể bình thường có thỏa thuận vay tài sản với mức lãi suất cao hơn mức quy định pháp luật và họ chấp nhận điều đó; còn bên cho vay thì không phải là người chuyên cho đi vay, họ thấy lãi suất cao nên đồng ý. Nếu chỉ vì như thế mà cũng truy cứu trách nhiệm hình sự với người cho vay thì có dấu hiệu “hình sự hóa” quan hệ dân sự. Giữa người cho vay lãi suất cao bình thường với người cho vay lãi suất cao có tính chất bóc lột có sự khác nhau hoàn toàn. Người cho vay có tính chất bóc lột thường đi kèm với các thủ đoạn ép buộc người khác chấp nhận lãi suất, làm gia đình họ tán gia bại sản, lệ thuộc vào mình; còn người cho vay bình thường dựa trên thỏa thuận nhất trí giữa hai bên…Như vậy, vẫn cần thiết phải có quy định “có tính chất bóc lột” về tội này.
2. Phạm tội theo khoản 2 Điều 163
“2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Do chưa có hướng dẫn mức thu lợi bất chính lớn cụ thể là bao nhiêu nên có thể tham khảo qua một số tội khác cũng có quy định tương tự và thực tiễn xét xử thì thu lợi bất chính lớn có thể từ 50.000.000 VNĐ trở lên.
3. Hình phạt bổ xung
Khoản 3 Điều 163: “3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY