Chấm dứt tư cách thành viên hợp danh

05/01/2018

Trong quá trình quản lý công ty, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có thể bị chết, bị khai trừ hoặc muốn rút vốn…và khi đó, nếu thuộc trường hợp luật quy định hoặc điều lệ công ty có quy định thì sẽ bị chấm dứt tư cách thành viên hợp danh.

Khoản 1 Điều 138 Luật doanh nghiệp 2005 quy định:
“1. Tư cách thành viên hợp danh chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
a) Tự nguyện rút vốn khỏi công ty;
b) Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết;
c) Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
d) Bị khai trừ khỏi công ty;
đ) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định”.
1. Tự nguyện rút vốn khỏi công ty
Khoản 2 Điều 138 quy định:
“2. Thành viên hợp danh có quyền rút vốn khỏi công ty nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận. Trong trường hợp này, thành viên muốn rút vốn khỏi công ty phải thông báo bằng văn bản yêu cầu rút vốn chậm nhất sáu tháng trước ngày rút vốn; chỉ được rút vốn vào thời điểm kết thúc năm tài chính và báo cáo tài chính của năm tài chính đó đã được thông qua”.
2. Chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
Khi thành viên hợp danh chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì tư cách thành viên hợp danh chấm dứt, tài sản của thành viên này sẽ được xử lý theo pháp luật thừa kế.
3. Bị Tòa án tuyên bố là mất tích, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự
Khoản 4 Điều 138 quy định:
“4. Trong trường hợp chấm dứt tư cách thành viên của thành viên bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự thì phần vốn góp của thành viên đó được hoàn trả công bằng và thoả đáng”.
4. Bị khai trừ khỏi công ty
Khoản 3 Điều 138 quy định:
“3. Thành viên hợp danh bị khai trừ khỏi công ty trong các trường hợp sau đây:
a) Không có khả năng góp vốn hoặc không góp vốn như đã cam kết sau khi công ty đã có yêu cầu lần thứ hai;
b) Vi phạm quy định tại Điều 133 của Luật này;
c) Tiến hành công việc kinh doanh không trung thực, không cẩn trọng hoặc có hành vi không thích hợp khác gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của công ty và các thành viên khác;
d) Không thực hiện đúng các nghĩa vụ của thành viên hợp danh”.
Điều 133 Luật doanh nghiệp 2005 quy định:
“Hạn chế đối với quyền của thành viên hợp danh
1. Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác, trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
2. Thành viên hợp danh không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
3. Thành viên hợp danh không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại”.
* Quyền và nghĩa vụ sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh
Khoản 5 và 6 Điều 138 Luật doanh nghiệp 2005 quy định:
“5. Trong thời hạn hai năm kể từ ngày chấm dứt tư cách thành viên hợp danh theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này thì người đó vẫn phải liên đới chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các khoản nợ của công ty đã phát sinh trước ngày chấm dứt tư cách thành viên.
6. Sau khi chấm dứt tư cách thành viên, nếu tên của thành viên bị chấm dứt đã được sử dụng làm thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người đó hoặc người thừa kế, người đại diện theo pháp luật của họ có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop