Kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự

05/01/2018

Sau khi kết thúc phiên tòa Sơ thẩm, đương sự có quyền kháng cáo. Theo quy định thì thời hạn kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Tuy nhiên, tùy từng lý do mà đương sự có thể kháng cáo quá hạn; việc kháng cáo quá hạn này có thể được Tòa án cấp Phúc thẩm xem xét chấp nhận hoặc không chấp nhận

“1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 245 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ, nếu có cho Tòa án cấp phúc thẩm.
2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Tòa án cấp sơ thẩm; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa cấp phúc thẩm”.
– Điều 6 Nghị quyết 06/2012/NQ-HĐTP quy định chi tiết:
“1. Trường hợp đơn kháng cáo là của người có quyền kháng cáo, nội dung kháng cáo thuộc giới hạn kháng cáo, nhưng quá thời hạn kháng cáo quy định tại Điều 245 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 4 của Nghị quyết này mà người kháng cáo chưa tường trình hoặc có tường trình nhưng lý do kháng cáo quá hạn không rõ ràng, thì Toà án cấp sơ thẩm phải có văn bản yêu cầu người kháng cáo tường trình cụ thể bằng văn bản về lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng. Toà án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo quá hạn tường trình cụ thể bằng văn bản về lý do kháng cáo quá hạn và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) trong thời hạn do Toà án cấp sơ thẩm ấn định nhưng không quá năm ngày làm việc, kể từ ngày người kháng cáo nhận được thông báo của Toà án yêu cầu làm bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn. Toà án có thể giao trực tiếp hoặc gửi văn bản này cho người kháng cáo qua bưu điện.

(ảnh minh họa: kháng cáo quá hạn trong tố tụng dân sự sẽ xử lý như thế nào?)
“Lý do chính đáng” là trường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác (như: do thiên tai, lũ lụt; do ốm đau, tai nạn phải điều trị tại bệnh viện,...) làm cho người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn luật định.
2. Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình về lý do kháng cáo quá hạn và các tài liệu, chứng cứ (nếu có) chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn cho Toà án cấp phúc thẩm để xét kháng cáo quá hạn. Nếu trong vụ án chỉ có kháng cáo quá hạn, không có kháng cáo khác, không có kháng nghị, thì Toà án cấp sơ thẩm chưa phải gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.
3. Việc kháng cáo quá hạn có thể được chấp nhận, nếu có lý do chính đáng được hướng dẫn tại khoản 5 Điều này.
4. Việc xét lý do kháng cáo quá hạn phải được thực hiện trước khi mở phiên toà phúc thẩm không phụ thuộc vào việc ngoài các đương sự kháng cáo quá hạn, trong vụ án còn có kháng cáo của các đương sự khác trong thời hạn quy định tại Điều 245 của BLTTDS hoặc kháng nghị của Viện kiểm sát quy định tại Điều 252 của BLTTDS; do đó, khi nhận được hồ sơ vụ án có nhiều người kháng cáo, Toà án cấp phúc thẩm phải kiểm tra có kháng cáo nào quá hạn hay không. Nếu có thì phải xét lý do kháng cáo quá hạn trước khi mở phiên toà.
5. Trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét đơn kháng cáo quá hạn. Trong trường hợp cần thiết Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn có quyền triệu tập người kháng cáo quá hạn đến phiên họp trình bày bổ sung về lý do kháng cáo quá hạn hoặc yêu cầu họ cung cấp tài liệu, giấy tờ bổ sung chứng minh cho việc kháng cáo quá hạn của mình là có lý do chính đáng. Đại diện Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp xét lý do kháng cáo quá hạn đối với các trường hợp Viện kiểm sát phải tham gia phiên toà phúc thẩm quy định tại khoản 2 Điều 264 của BLTTDS.
Trước khi Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn thảo luận, một thành viên của Hội đồng nêu tóm tắt nội dung đơn kháng cáo quá hạn, các tài liệu, chứng cứ chứng minh lý do của việc kháng cáo quá hạn. Nếu người kháng cáo quá hạn được triệu tập đến phiên họp thì Hội đồng xét đơn kháng cáo có thể yêu cầu trình bày bổ sung lý do kháng cáo quá hạn. Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn. Quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo quá hạn phải được gửi ngay cho Toà án cấp sơ thẩm và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp nhận được quyết định chấp nhận kháng cáo quá hạn của Toà án cấp phúc thẩm, thì Toà án cấp sơ thẩm phải thông báo theo quy định tại Điều 249 của BLTTDS và hướng dẫn tại Điều 8 của Nghị quyết này. Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục theo quy định của BLTTDS và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm (nếu hồ sơ vụ án còn ở Toà án cấp sơ thẩm).
6. Thẩm phán Toà án cấp phúc thẩm đã tham gia Hội đồng xét đơn kháng cáo quá hạn vẫn có thể tham gia Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án theo thủ tục chung”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop