Phạm vi xét xử phúc thẩm trong Tố tụng dân sự

05/01/2018

Luật Tố tụng dân sự quy định Tòa án cấp phúc thẩm chỉ được xem xét bản án, quyết định sơ thẩm trên cơ sở yêu cầu kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị và bị giới hạn trong phạm vi Tòa án sơ thẩm đã giải quyết. 

Việc xem xét phạm vi xét xử phúc thẩm nhằm tôn trọng quyền kháng cáo của đương sự cũng như quyền kháng nghị của Viện kiểm sát; đồng thời để cao vai trò của hai cấp xét xử và hơn thế nữa là phù hợp với tính chất xét xử lại vụ án của xét xử phúc thẩm.

(ảnh minh họa: phạm vi xét xử phúc thẩm trong tố tụng dân sự)

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 quy định phạm vi xét xử phúc thẩm như sau:

Điều 263. Phạm vi xét xử phúc thẩm

Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần của bản án, quyết định sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị”.

“Có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng cáo, kháng nghị” là trường hợp việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị đối với phần này của bản án, quyết định sơ thẩm đòi hỏi phải xem xét, giải quyết đồng thời phần khác của bản án, quyết định sơ thẩm đó mặc dù phần này không bị kháng cáo, kháng nghị.

Ví dụ: Tại bản án số 45/2013/DS-ST ngày 17-3-2013, Toà án nhân dân huyện K, tỉnh TN đã quyết định xử chia di sản thừa kế của ông N cho năm thừa kế theo pháp luật của ông N. Toà án cấp sơ thẩm còn quyết định các thừa kế của ông N phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do ông N để lại đối với ông B. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông B kháng cáo phần bản án sơ thẩm về thanh toán nghĩa vụ tài sản mà các thừa kế của ông N phải thực hiện đối với ông B trong khối di sản do ông N để lại.

Trường hợp này việc giải quyết kháng cáo của ông B đòi hỏi phải xem xét đồng thời phần bản án về chia di sản thừa kế của ông N cho các thừa kế theo đúng quy định của Bộ luật dân sự năm 2005 là người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop