Biên bản xử lý kỷ luật lao động

05/01/2018

Câu hỏi:
Công ty tôi có một trường hợp thế này. Anh A là người lao động của Công ty tôi được 2 năm, ký Hợp đồng lao động xác định thời hạn 3 năm. Thời gian gần đây, anh A liên tục vi phạm nội quy lao động như thường xuyên đi làm muộn, gây gổ với nhiều đồng nghiệp… Công ty đã nhiều lần nhắc nhở nhưng anh A vẫn cố tình vi phạm, do vậy buộc chúng tôi phải có biện pháp xử lý kỷ luật lao động đối với anh A. Tuy nhiên, tại cuộc họp xử lý kỷ luật, anh A không chịu nhận lỗi, có thái độ chống đối, bất hợp tác, không ký vào biên bản họp xử lý kỷ luật lao động và bỏ về trước. Vậy cho tôi hỏi là nếu anh A không ký vào biên bản thì Công ty chúng tôi có được xử lý kỷ luật đối với anh A hay không?

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chịbộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Khoản 3, khoản 4 Điều 30 Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động:
“3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.
4. Người giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 3 Nghị định này là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách”.
Biên bản cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự. Trường hợp anh A (người đang bị xử lý kỷ luật lao động) không ký vào biên bản cuộc họp thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản đó.
Sau đó, người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động của Công ty anh/chị sẽ căn cứ vào các hồ sơ, tài liệu hiện có và các quy định của nội quy lao động, quy định của pháp luật, biên bản cuộc họp để quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với anh A. Việc  anh A không ký tên vào biên bản cuộc họp sẽ không ảnh hưởng đến việc quyết định xử lý kỷ luật của Công ty anh/chị đối với anh A (nếu việc xử lý kỷ luật đối với anh A là có căn cứ và đúng quy định).

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop