Chiếm đoạt trẻ em bị xử lý thế nào?

05/01/2018

Câu hỏi:
Gần nhà tôi vừa xảy ra vụ việc có một người phụ nữ lạ mặt táo tợn xông vào nhà một người dân gần đó để bắt cóc đứa con mới sinh của họ. Sau đó, bị phát hiện nên mọi người đã bắt giữ được người phụ nữ này, rất may là cháu nhỏ không bị làm sao. Theo thông tin từ bố mẹ cháu cho biết thì người phụ nữ muốn bắt con họ về nuôi vì không sinh được con…Hiện tại, nhiều nhà dân xung quanh nhà tôi vẫn còn hoang mang, sợ hãi sau sự việc; đồng thời cũng mong muốn pháp luật xử lý nghiêm khắc hành vi của người phụ nữ kia. Vậy cho tôi hỏi người phụ nữ kia sẽ bị xử lý như thế nào? Mong được giải đáp cho tôi được rõ.

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chịbộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 của chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo thông tin anh/chị cung cấp thì người phụ nữ lạ mặt có hành vi xông vào nhà người dân và bắt cóc con mới sinh của gia đình đó, mục đích bắt về để nuôi dưỡng…Dựa vào các thông tin đó chúng tôi đánh giá hành vi của người phụ nữ đó có dấu hiệu của tội chiếm đoạt trẻ quy định tại Điều 120 Bộ luật hình sự:
“Điều 120.  Tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em 
1.Người nào mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Đối với nhiều trẻ em;
đ) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
e) Để đưa ra nước ngoài;
g) Để sử dụng vào mục đích vô nhân đạo;
h) Để sử dụng vào mục đích mại dâm;
i) Tái phạm nguy hiểm;
k) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm hoặc phạt quản chế từ một năm đến  năm năm.”.
Khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 01/2013/TTLT/TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTPhướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi mua bán người; mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em quy định:
“3. “Chiếm đoạt trẻ em” là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, bắt trộm, lừa đảo, lợi dụng tình trạng khó khăn, sự lệ thuộc của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng trẻ em nhằm chiếm giữ đứa trẻ hoặc giao cho người khác chiếm giữ đứa trẻ đó”.
Tùy theo tình tiết của vụ án, người phụ nữ đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 hoặc khoản 2 của điều luật; mức hình phạt cao nhất có thể áp dụng cho hành vi phạm tội này là tù chung thân theo khoản 2 Điều 120.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop