Di chúc bị thất lạc

05/01/2018

Câu hỏi:
Bố tôi có 5 người con. Cách đây khoảng 1 năm bố tôi có viết di chúc phân chia tài sản là đất và nhà cho 5 anh chị em chúng tôi; sau đó bố tôi giao di chúc đó cho chú tôi nắm giữ vì không muốn anh em tôi biết trước. Chúng tôi cũng chỉ nghe chú và bố nói qua về nội dung di chúc là chia đều cho 5 anh em chứ không rõ nội dung thế nào. Mấy tháng trước bố tôi đột ngột qua đời. Sau khi lo liệu an táng xong thì anh em chúng tôi và ông chú cùng nhau xem bản di chúc của bố tôi để lại. Tuy nhiên, chú tôi phát hiện là bản di chúc đã bị mất, không tìm thấy được. Gia đình đã tìm kiếm kỹ nhưng cũng không thấy bản di chúc đâu. Vậy xin hỏi tài sản của bố tôi để lại giờ phân chia thế nào? chúng tôi có thể căn cứ vào những thông tin chú tôi cung cấp nội dung bản di chúc trước đây để phân chia tài sản được không?

Trả lời:
Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chịbộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 của chúng tôi xin giải đáp như sau:
Điều 666 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 666. Di chúc bị thất lạc, hư hại
1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.
2. Trong trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc”.
Theo thông tin anh/chị cung cấp thì bản di chúc giao cho chú của anh/chị lưu giữ đến nay không tìm thấy được; lời kể của chú anh/chị về nội dung di chúc cũng không rõ ràng, chắc chắn, bởi vậy hiện tại thì cũng không có cách gì chứng minh ý nguyện đích thực của bố anh/chị; do vậy trường hợp này sẽ được coi như không có di chúc và di sản của bố anh/chị để lại sẽ được phân chia theo pháp luật. Những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (gồm ông, bà nội (nếu còn sống), mẹ anh/chị và 5 anh chị em) sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Ngoài ra, các anh chị em của anh/chị cũng có thể thỏa thuận phân chia di sản của bố anh/chị để lại sao cho phù hợp. Việc thỏa thuận phân chia di sản này phải được lập thành văn bản và có chữ ký xác nhận của tất cả anh chị em.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop