Hành vi ngăn cản doanh nghiệp khác phát triển kinh doanh

05/01/2018

Câu hỏi:

Tôi mới thành lập công ty chuyên sản xuất phân lân ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, tuy nhiên khi đẩy sản phẩm ra ngoài thị trường tôi gặp khó khăn là bà con e ngại, dè chừng sản phẩm của chúng tôi dẫn đến sản lượng bán ra rất thấp. Qua điều tra, thu thập thông tin tôi được biết các doanh nghiệp phân bón khác thỏa thuận với nhau dụ dỗ, kêu gọi bà con không mua bán, sử dụng sản phẩm của bên tôi nhằm ngăn cản, kìm hãm công ty tôi phát triển kinh doanh. Tôi muốn hỏi hành vi cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp phân bón kia sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thành. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Các doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh
Điều 13 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định:
“1. Phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của từng doanh nghiệp là các bên tham gia thỏa thuận đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thỏa thuận không giao dịch với doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
b) Thỏa thuận cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ khách hàng của mình không mua, bán hàng hóa, không sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận;
c) Thỏa thuận cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể tham gia thị trường liên quan;
d) Thỏa thuận cùng yêu cầu, kêu gọi, dụ dỗ các nhà phân phối, nhà bán lẻ đang giao dịch với mình phân biệt đối xử khi mua, bán hàng hóa của doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận theo hướng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp này;
đ) Thỏa thuận cùng mua, bán hàng hóa, dịch vụ với mức giá đủ để doanh nghiệp không tham gia thỏa thuận không thể mở rộng thêm quy mô kinh doanh.
2. Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định tại Khoản 1 Điều này, doanh nghiệp vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định này”.
Như vậy, các doanh nghiệp thỏa thuận ngăn cảm, kìm hãm không cho công ty của anh/chị phát triển kinh doanh có thể bị xử phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi. Ngoài ra các doanh nghiệp đó còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop