Lập di chúc như thế nào là hợp pháp?

05/01/2018

Bố mẹ tôi có một quyền sử dụng đất chung. Năm 2012, bố tôi mất không để lại di chúc. Nay mẹ tôi có mong muốn lập di chúc hợp pháp phân chia tài sản cho 4 người con. Vậy, mẹ tôi có thể tự mình lập di chúc phân chia tài sản cho các con hay không? 

Chào Anh/ chị, về vấn đề lập di chúc thừa kế đất đai của mẹ bạn được quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005.

Do bố mẹ anh/chị cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên về nguyên tắc sẽ xác định đây là tài sản chung của bố mẹ anh/chị (trừ trường hợp có căn cứ xác định đây là tài sản riêng của một trong hai người). Bố anh/chị mất năm 2012 không để lại di chúc nên phần di sản của bố anh/chị trong khối tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia theo pháp luật.
Điều 675 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 675. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế”.
Như vậy, theo quy định thì những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất (mẹ anh/chị và 4 người con) sẽ được hưởng phần di sản của ông để lại trong khối tài sản chung của hai vợ chồng (chia đều cho 5 người).
Khi đó, mẹ anh/chị có thể lập di chúc đối với: phần di sản của mình trong khối tài sản chung vợ chồng (50% giá trị quyền sử dụng đất) và một phần thừa kế từ bố anh/chị.
Theo Điều 631, 632 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 631. Quyền thừa kế của cá nhân
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Điều 632. Quyền bình đẳng về thừa kế của cá nhân
Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”.
Như vậy, mẹ anh/chị hoàn toàn có quyền tự mình lập di chúc hợp pháp để định đoạt phần tài sản của mình mà không phụ thuộc vào bất kỳ người con nào. Quyền của người lập di chúc được quy định tại Điều 648 Bộ luật Dân sự 2005:
“Điều 648.Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản”.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop