Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ đối với con ngoài giá thú

05/01/2018

Câu hỏi:
Tôi có quan hệ ngoài hôn nhân với một người đàn ông và có thai với người này. Hiện nay tôi sắp sinh con. Sau khi tìm hiểu tôi được biết là ông này đã có vợ và hai con. Tôi cũng không có tình cảm với người đàn ông này nên tôi chỉ muốn nuôi con một mình. Xin hỏi là sau này người đàn ông có thể nhận con và giành đứa bé về nuôi được không? Tôi có được quyền nuôi con một mình hay không?

Trả lời:

Kính gửi chị, tình huống của chị,bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thànhxin giải đáp như sau:

Trước hết, quan hệ giữa chị và người đàn ông đó sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng do người đàn ông đó đã có vợ trước đó. Tuy nhiên, người đàn ông đó vẫn được xác định là cha của đứa bé và vẫn có nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục… con cái theo quy định của pháp luật .
Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 91. Quyền nhận con
1. Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết.
2. Trong trường hợp người đang có vợ, chồng mà nhận con thì việc nhận con không cần phải có sự đồng ý của người kia”.
Theo quy định nêu trên thì người đàn ông có quan hệ với chị hoàn toàn có quyền nhận con mà không ai có quyền ngăn cản.
Về vấn đề nuôi con, Điều 69 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 69. Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội”.
Về nguyên tắc cả chị và người đàn ông đó đều có quyền và nghĩa vụ bình đẳng với nhau trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con cái. Trong tình huống của chị, hiện tại chị có thể trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc cháu và yêu cầu người đàn ông đó cấp dưỡng. Tuy nhiên, người đàn ông đó cũng có thể yêu cầu được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con mình. Nếu có tranh chấp về việc nuôi con thì chị và người đàn ông có thể thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì một trong hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop