SO SÁNH CHI NHÁNH VÀ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN

05/01/2018

Câu hỏi: Thưa luật sư, tôi đang muốn mở rộng kinh doanh đối với doanh nghiệp của tôi, nhưng không biết nên chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện. Vậy luật sư có thể tư vấn giúp tôi nên lựa chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện?

Trả lời:
Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 – Công ty Luật Huy Thành. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Tôi sẽ đưa ra những thông tin so sánh tổng quan về 2 loại hình Chi nhánh và Văn phòng đại diện, để Quý doanh nghiệp có thêm cơ sở, quyết định nên lựa chọn thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện cho phù hợp.
1 - Khái niệm về Chi nhánh và Văn phòng đại diện
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó
2 - Sự giống nhau giữa Chi nhánh và Văn phòng đại diện    
- Đều là đơn vị phụ thuộc của một doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014.
- Tên doanh nghiệp đều được gắn tại chi nhánh và văn phòng đại diện.
- Không có tư cách pháp nhân.
- Hoạt động nhân danh chủ sở hữu doanh nghiệp hoặc người đứng đầu tổ chức đó.
- Hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện phải phù hợp với nội dung hoạt động của doanh nghiệp.
- Các nguyên tắc đặt tên là giống nhau theo quy định tại Điều 41 Luật doanh nghiệp 2014.
- Doanh nghiệp có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong lẫn ngoài nước theo quy định tại Điều 46 Luật doanh nghiệp 2014.
3 - Sự khác nhau giữa Chi nhánh và Văn phòng đại diện
*Chi nhánh của doanh nghiệp, được tổ chức và hoạt động trong phạm vi ranh giới quốc gia
-  Được thực hiện các công việc, nghiệp vụ như chức năng của doanh nghiệp mẹ.
- Phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế theo quy đinh pháp luật, và các khoản thuế giá trị gia tăng.
-  Được thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng kinh doanh và chức năng đại diện theo quyền.
*Văn phòng đại diện hoạt động theo khu vực, có thể ngoài phạm vị lãnh thổ quốc gia
- Văn phòng đại diện không được thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến doanh nghiệp mẹ.
- Văn phòng đại diện không phải nộp thuế môn bài,
- Văn phòng đại diện phải nộp hồ sơ khai thuế đối với những sắc thuế Văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay; các sắc thuế không phát sinh, Văn phòng đại diện không phải nộp hồ sơ khai thuế.
- Văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop