Trách nhiệm hình sự của trẻ chưa thành niên phạm tội

05/01/2018

Câu hỏi: Tuần trước, con trai tôi năm nay 15 tuổi trong lúc đi học đã xô xát đánh nhau với một bạn cùng lớp khiến bạn kia bị gãy tay và theo giám định thì tỉ lệ thương tật là 11%. Tôi rất lo lắng liệu con tôi có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Trả lời:
Cảm ơn anh/chị đã gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thành. Với câu hỏi này, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Theo quy định của pháp luật hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”. Cháu nhà chị năm nay 15 tuổi thì chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỉ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”.  Theo đó, con chị gây thương tích cho bạn với tỉ lệ thương tích là 11% thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tức là mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội này là đến ba năm tù. Trong khi khoản 3 Điều 8 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù”.  Theo đó, hành vi mà con chị gây ra là tội phạm ít nghiêm trọng và cháu chưa đủ 16 tuổi vì vậy cháu sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật Hình sự 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009).
Con trai anh/chị không bị truy cứu trách nhiệm hình sự nhưng theo quy định của pháp luật dân sự thì vẫn phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người khác (Điều 604 Bộ luật Dân sự 2005). Cháu phải bồi thường thiệt hại bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop