Trả lời: Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi. Với thắc mắc của anh, tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 xin được giải đáp như sau:
Việc anh giao cho anh trai của anh quyền quản lý nhà ở và các tài sản khác trong nhà là căn cứ để anh trai anh chiếm hữu những tài sản đó có căn cứ pháp luật (khoản 2 Điều 183 Bộ luật dân sự 2005). Anh và anh trai đã thiết lập một hợp đồng ủy quyền quản lý tài sản với thời gian thực hiện hợp đồng là đến khi anh trở về nước. Theo khoản 2 Điều 185 Bộ luật dân sự 2005:
“2. Người được ủy quyền quản lý tài sản không thể trở thành chủ sở hữu đối với tài sản được giao theo căn cứ về thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này.”
Điều 247 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
“1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó.”
Như vậy, mặc dù đã được giao quản lý những đồ cổ đó trên 10 năm nhưng anh trai anh vẫn không được coi là chủ sở hữu và không có quyền bán nếu không có sự đồng ý của anh. Anh vẫn là chủ sở hữu của những đồ cổ và những đồ đạc khác trong nhà của anh.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY