Phân tích vụ Anh trai tâm thần đâm chết em ruột sau đám giỗ

05/01/2018

1. Nội dung vụ việc
Vào khoảng 14h ngày 21/11/2014, tại thôn Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế) đã xảy ra một vụ giết người nghiêm trọng, do người tâm thần gây ra. Nạn nhân là anh Huỳnh Văn Mười (39 tuổi, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc).

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, anh Mười đến dự đám giỗ người anh ruột thì xảy ra cãi vã với anh trai mình là Huỳnh Văn Tèo (41 tuổi, trú cùng địa chỉ trên bị bệnh tâm thần nhiều năm nay). Sau khi được mọi người trong gia đình can ngăn, hai anh em không cãi vã nữa. Tuy nhiên, khi anh Mười đi ra cổng để về nhà thì bất ngờ bị Tèo lao tới đâm một nhát xuyên tim và chết tại chỗ. Được biết anh Mười làm công nhân nhà máy Titan, có vợ và 3 con nhỏ, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn.

(anh trai tâm thần đâm chết em ruột sau đám giỗ)
2. Nhận định pháp lý
Theo nhận định, Huỳnh Văn Tèo có thể phạm tội hình sự về “tội giết người” theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự.
Khoản 2 Điều 93 quy định: “2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.
Sau khi xảy ra cãi vã, anh Mười đi ra cổng để về nhà thì bất ngờ bị Tèo lao tới đâm một nhát xuyên tim và chết tại chỗ. Có thể nhận thấy, đã có hành vi tước đoạt tính mạng trái pháp luật của đối tượng Tèo đối với anh Mười. Tèo thực hiện hành vi với lỗi cố ý, hậu quả làm nạn nhân chết tại chỗ. Nguyên nhân xảy ra hành vi giết người là do mâu thuẫn.
Như vậy, có căn cứ để có thể xác định, Huỳnh Văn Tèo phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật hình sự.
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra cần trưng cầu giám định pháp ý tâm thân đối với đối tượng Huỳnh Văn Tèo. Nếu xác định Tèo bị mắc bệnh tâm thần có trong danh mục bệnh thì Tèo sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự mà sẽ phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Điều 13 Bộ luật hình sự quy định:
“Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
2. Người phạm tội trong khi có năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều này trước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop