Theo kết quả điều tra, Hợp không có công ăn việc làm nhưng với tài ăn nói thường lân la đến các nơi tổ chức sự kiện lớn giả danh cán bộ cao cấp của tỉnh hoặc chính phủ với mục đích lừa đảo…
(ảnh minh họa: giả danh cán bộ dự hội nghị để lừa đảo)
2. Nhận định pháp lý
Theo nhận định, Lê Công Hợp có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự.
Khoản 1 Điều 139 quy định: “1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm”.
Trong vụ việc, Hợp có hành vi tự nhận mình là cán bộ Văn phòng Chính phủ mặc dù bản thân không có công ăn việc làm gì. Hợp đi xe ô tô đến khách sạn Mường Thanh giả danh cán bộ Chính phủ yêu cầu bộ phận đón tiếp đưa 5 suất quà (tổng giá trị 2,2 triệu đồng).
Hành vi giả danh cán bộ Chính phủ mặc dù bản thân không có công ăn việc làm được coi là thủ đoạn gian dối. Mục đích của Hợp là chiếm đoạt tài sản; Hợp thực hiện hành vi với lỗi cố ý; giá trị tài sản là 2,2 triệu đồng.
Như vậy, có đủ căn cứ để có thể truy cứu Hợp về “tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo khoản 1 Điều 139 Bộ luật hình sự. Mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY