ĐÌNH CÔNG BẤT HỢP PHÁP VÀ CÁCH XỬ LÝ

28/05/2018

Tôi là người lao động đang làm việc ở Công ty điện tử tại Thái Nguyên. Tôi biết đình công là một quyền của người lao động để đòi hỏi các quyền lợi hợp pháp. Vậy có trường hợp nào chúng tôi thực hiện đình công bị coi là đình công bất hợp pháp không?

Chào bạn, về vấn đề trường hợp nào là đình công bất hợp pháp mà bạn băn khoăn, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ Điều 215 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định các trường hợp đình công bất hợp pháp như sau:

“Điều 215. Những trường hợp đình công bất hợp pháp

1. Không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

2. Tổ chức cho những người lao động không cùng làm việc cho một người sử dụng lao động đình công.

(Ảnh minh họa: Đình công bất hợp pháp và xử lý đình công bất hợp pháp)

3. Khi vụ việc tranh chấp lao động tập thể chưa được hoặc đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân giải quyết theo quy định của Bộ luật này.

4. Tiến hành tại doanh nghiệp không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định.

5. Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công.”

Khi người lao động thực hiện việc đình công bất hợp pháp  sẽ bị xử lý hành vi đình công bất hợp pháp, cụ thể Điều 233 Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012 quy định như sau::

“Điều 233. Xử lý vi phạm

1. Khi đã có quyết định của Toà án về cuộc đình công là bất hợp pháp mà người lao động không ngừng đình công, không trở lại làm việc, thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật về lao động.

Trong trường hợp cuộc đình công là bất hợp pháp mà gây thiệt hại cho người sử dụng lao động thì tổ chức công đoàn lãnh đạo đình công phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

2. Người lợi dụng đình công gây mất trật tự công cộng, làm tổn hại máy, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động; người có hành vi cản trở thực hiện quyền đình công, kích động, lôi kéo, ép buộc người lao động đình công; người có hành vi trù dập, trả thù người tham gia đình công, người lãnh đạo cuộc đình công thì tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề thế nào là đình công bất hợp phápbị xử lý thế nào trong trường hợp đình công bất hợp pháp để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop