Chủ sở hữu hay lái xe phải bồi thường khi gây tai nạn?

05/01/2018

Câu hỏi: Tôi mở công ty kinh doanh vận tải hành khách, tôi ký hợp đồng thuê lái xe với các lái xe. Hôm qua có một xe của tôi trở khách đi Nghệ An đã gây tai nạn giao thông. Trong hợp đồng hai bên thỏa thuận rõ lái xe phải chấp hành đúng các quy định của pháp luật, trường hợp thực hiện các hành vi vi phạm hoặc gây tai nạn giao thông phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi có phải bồi thường thiệt hại cho tai nạn do xe của tôi gây ra không?.

Trả lời:
Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 – Công ty Luật Huy Thành. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định:
“18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.
Khoản 2 Điều 601 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:
“2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Điểm b tiểu mục 2 Mục 2 Phần III Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP quy định:
“b) Người được chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra, trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường”.
Theo quy định, nếu anh giao xe cho lái xe chiếm hữu, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật thì lái xe phải bồi thường thiệt hại do hành vi lái xe gây tai nạn của mình gây ra.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop