Chuyển nhượng đất nông nghiệp cho người địa phương khác

05/01/2018

Câu hỏi:
Tôi có một quyền sử dụng đất nông nghiệp tại xã Ứng Hòa, huyện X, đã được Nhà nước cấp sổ đỏ đứng tên tôi. Thời gian gần đây, con trai tôi muốn tôi chuyển lên ở cùng với cháu nên tôi có ý định bán mảnh đất đó đi. Mấy hôm trước tôi có anh V là người địa phương khác có đến đặt vấn đề mua lại mảnh đất đó, tôi cũng đồng ý chuyển nhượng lại cho anh V. Tuy nhiên, khi ra UBND xã xin xác nhận thì UBND xã nói không đồng ý cho giao dịch vì anh A không có hộ khẩu ở địa phương…Xin hỏi UBND xã trả lời tôi như vậy có đúng không? Nếu tôi vẫn chuyển nhượng cho anh V thì có bị xử lý gì không?

Trả lời:

Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chị,bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thànhxin giải đáp như sau:

Điều 190 Luật đất đai 2013 quy định:
“Điều 190. Điều kiện chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn cho hộ gia đình, cá nhân khác để thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ”.
Theo quy định nêu trên thì anh/chị chỉ được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng xã, phường, thị trấn; do anh V là người địa phương khác đến nên sẽ không được phép nhận chuyển nhượng từ anh. Bởi vậy, UBND xã không đồng ý cho anh/chị giao dịch với anh V là có cơ sở hợp pháp.
Trường hợp anh/chị vẫn thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đó cho anh V thì giao dịch giữa anh/chị và anh V có thể sẽ bị vô hiệu do vi phạm quy định của pháp luật. Ngoài ra, anh/chị còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 14 Nghị định 102/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai:
“Điều 14. Tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không đủ điều kiện quy định
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi hộ gia đình, cá nhân tự ý chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân khác không trong cùng xã, phường, thị trấn”.
Mức xử phạt có thể là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm.

Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY

bttop