Trả lời:
Kính gửi anh/chị, tình huống của anh/chị,bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thànhxin giải đáp như sau:
Trước hết, khi còn sống thì ông nội anh/chị có một khoản tiền tiết kiệm và một nhà đất có Giấy chứng nhận đứng tên ông. Như vậy, ông nội hoàn toàn có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản nêu trên. Bởi vậy, việc ông nội anh/chị lập di chúc sẽ không cần có ý kiến của những người con (những người thừa kế).
Về vấn đề di chúc không có người làm chứng, điều 655 Bộ luật Dân sự 2005 quy định:
“Điều 655. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng
Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc.
Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này”.
Điều 653 Bộ luật Dân sự quy định:
“Điều 653. Nội dung của di chúc bằng văn bản
1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc”.
Ngoài ra, để di chúc được coi là hợp pháp thì phải đáp ứng các điều kiện theo khoản 1 Điều 652 Bộ luật Dân sự:
“Điều 652. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật”.
Dựa theo các quy định nêu trên thì anh/chị có thể xem xét di chúc ông nội để lại để xác định xem di chúc có hợp pháp hay không? Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì di chúc của ông nội để lại hoàn toàn hợp pháp, những người thừa kế sẽ thực hiện việc phân chia di sản theo nội dung di chúc ông nội để lại.
Nếu trong trường hợp những người người thừa kế không thỏa thuận, đàm phán được với nhau về việc phân chia di sản thừa kế thì một trong những người thừa kế có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Trên đây là tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY