Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6179 – Công ty Luật Huy Thành. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Điểm e khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
e) Trẻ em dưới 6 tuổi”.
Khoản 2 Điều 8 Thông tư liên tịch 41/2014/TTLT-BYT-BTC quy định: “2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ BHYT. Trường hợp không xuất trình thẻ BHYT vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia BHYT nhưng phải xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở y tế và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này”.
Cháu bạn dưới 6 tuổi nên theo quy định BHYT của cháu bạn do ngân sách nhà nước đóng. Trường hợp, anh/chị bạn chưa thực hiện thủ tục xin cấp thẻ BHYT cho cháu thì có thể xuất trình giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh.
Mức hưởng bảo hiểm y tế của cháu bạn là: 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến.
Trường hợp cháu bạn đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được thanh toán theo tỷ lệ như sau:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY