Trả lời:
Kính gửi anh, tình huống của anh,bộ phận tư vấn pháp luật tổng đài 1900 6179 – Công ty Luật TNHH Huy Thànhxin giải đáp như sau:
Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 116. Mức cấp dưỡng
1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”.
Theo quy định nêu trên, mặc dù đã có bản án xác định anh không phải cấp dưỡng cho con nhưng nếu vợ cũ của anh có lý do chính đáng thì hoàn toàn có thể yêu cầu anh phải cấp dưỡng cho con mình. Mặc dù vợ chồng đã ly hôn với vợ nhưng về nguyên tắc anh vẫn có nghĩa vụ phải chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con mình; bởi vậy khi vợ cũ của anh không còn đủ điều kiện để nuôi dưỡng con thì vợ cũ của anh có quyền yêu cầu cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng do hai người thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì vợ cũ của anh có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Về vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ”.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu xác định vợ cũ của anh không còn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng con thì anh hoàn toàn có quyền yêu cầu được thay đổi người trực tiếp nuôi con; nếu anh và vợ cũ không thỏa thuận được thì anh có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Ngoài ra, do con của anh đã 8 tuổi nên khi thay đổi người trực tiếp nuôi con còn phải xem xét vọng của con anh nữa.
Trên đây là các nội dung tư vấn của Luật Huy Thành để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.
Quý Khách hàng tham khảo tư vấn cụ thể về nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau ly hôn của Luật sư Nguyễn Văn Thành tại đây.