Biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

26/10/2018

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh đối với cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp. Vậy có những biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp nào?

Điều 23 Nghị định số 111/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 11 năm 2010 của Chính phủ quy định về các biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp như sau:

“Điều 23. Biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp

Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn và an ninh đối với cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.

1. Các biện pháp bảo vệ chung:

a) Các biện pháp phòng, chống đột nhập, trộm cắp dữ liệu;

b) Các biện pháp phòng, chống cháy, nổ; phòng, chống thiên tai.

(Ảnh minh họa: Biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp) 

2. Các biện pháp bảo vệ đối với hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy:

a) Xây dựng hoặc bố trí kho lưu trữ theo đúng tiêu chuẩn quy định;

b) Trang bị đầy đủ các thiết bị kỹ thuật, phương tiện bảo quản hồ sơ;

c) Duy trì nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng phù hợp với hồ sơ;

d) Thực hiện các biện pháp phòng, chống côn trùng, nấm mốc, khử a xít và các tác nhân khác gây hư hỏng hồ sơ;

đ) Tu bổ, phục chế hồ sơ khi bị hư hỏng hoặc có nguy cơ bị hư hỏng.

3. Các biện pháp bảo vệ đối với dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử:

a) Các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh dữ liệu;

b) Các biện pháp bảo đảm an ninh mạng.”

Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề biện pháp bảo vệ cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc gọi 1900 6179 yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop