Chào bạn, về vấn đề tình thế cấp thiết trong luật dân sự 2015 và bồi thường thiệt hại, Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí của Luật Huy Thành xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều 171 Bộ luật dân sự 2015 quy định quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản trong trường hợp xảy ra tình thế cấp thiết:
1. Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa trực tiếp lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải có hành động gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn.
(Bồi thường thiệt hại trong tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật)
2. Trong tình thế cấp thiết, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản không được cản trở người khác dùng tài sản của mình hoặc cản trở người khác gây thiệt hại đối với tài sản đó để ngăn chặn, làm giảm mối nguy hiểm hoặc thiệt hại lớn hơn có nguy cơ xảy ra.
3. Gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản bị thiệt hại trong tình thế cấp thiết được bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 595 của Bộ luật này.
Tình thế cấp thiết là tình thế để tránh nguy cơ đang đe dọa lợi ích của cá nhân, tập thể, xã hội không còn cách nào khác phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn chặn. Ví dụ về tình thế cấp thiết : để ngăn cản lũ lụt, chính quyền địa phương đã phá dỡ một số nhà của hộ dân để xây dựng đê điều ngăn lũ. Nếu không phá dỡ thì không thể xây dựng được , khi đó thiệt hại có thể xảy ra là rất nghiêm trọng. Pháp luật hiện nay quy định, người gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải chịu trách nhiệm bồi thường. Tuy nhiên, nếu vượt quá tình thế cấp thiết thì phải bồi thường phần vượt quá cho chủ sở hữu. Trong trường hợp của bạn, để tránh tình trạng thiệt hại cho những hộ gia đình khác, lực lượng phòng cháy không còn cách nào khác là phải phá hủy ngôi nhà của bạn. Đối với tình thế cấp thiết trong bộ luật dân sự, bạn có quyền yêu cầu người đã gây ra tình thế cấp thiết phải bồi thường thiệt hại đối với ngôi nhà của bạn.
Trên đây là các nội dung tư vấn về quy định về tình thế cấp thiết và bồi thường thiệt hại để bạn tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn hoặc hỗ trợ pháp lý, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng tài tư vấn pháp luật miễn phí 1900 6179 hoặc qua mobile để yêu cầu dịch vụ của Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội: 0909 763 190.
Bạn tham khảo bài viết liên quan tại đây.