Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm

25/02/2019

Tổ chức, cá nhân phát hiện dấu hiệu liên quan đến sự cố về an toàn thực phẩm có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền để có các biện pháp ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm kịp thời.

Khoản 2, Điều 52 Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 quy định về các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm như sau:

(Ảnh minh họa: Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm)

Điều 52. Phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm

2. Các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm bao gồm:

a) Bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm;

b) Giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức và thực hành về an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng;

c) Kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

d) Phân tích nguy cơ ô nhiễm thực phẩm;

đ) Điều tra, khảo sát và lưu trữ các số liệu về an toàn thực phẩm;

e) Lưu mẫu thực phẩm.

…”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop