Các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng

10/08/2019

Quy định của pháp luật hiện hành về các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng?

Căn cứ Điều 3 thông tư 23/2010/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng có quy định các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng như sau:

“1. Hệ thống TTLNH là hệ thống tổng thể gồm: Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp và Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán.

2. Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán giá trị cao và thanh toán khẩn.

3. Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện thanh toán các khoản thanh toán giá trị thấp.

(ảnh minh họa: các cấu phần và chức năng chính của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng)

4. Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán là một cấu phần của Hệ thống TTLNH, thực hiện kiểm tra, hạch toán Lệnh thanh toán giá trị cao và xử lý kết quả thanh toán giá trị thấp.

5. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia - NPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Cục Công nghệ tin học để thực hiện các chức năng của Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị cao, Tiểu hệ thống Thanh toán giá trị thấp, Tiểu hệ thống Xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán, và kiểm tra hệ thống.

6. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng (viết tắt là Trung tâm Xử lý Quốc gia dự phòng - BNPSC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Thị xã Sơn Tây (Hà Nội) để thực hiện chức năng dự phòng thảm họa cho Trung tâm Xử lý Quốc gia.

7. Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng khu vực (viết tắt là Trung tâm Xử lý khu vực - RPC) là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật phần cứng, phần mềm, mạng truyền thông và an ninh bảo mật được đặt tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hải Phòng, thành phố Cần Thơ và Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (viết tắt là Sở Giao dịch) để thực hiện một số chức năng của Hệ thống TTLNH đối với các thành viên, đơn vị thành viên trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt RPC và các tỉnh, thành phố khác có kết nối vào RPC.”

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề cấu phần và chức năng chính của Hệ thống thanh toán liên ngân hàng để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.

Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.

bttop