Khoản 1, Điều 3 Nghị định 137/2020 định nghĩa:
“1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhanh, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ...”
Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.
Trong đó
- Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian; Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ.
- Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Như vậy, sự khác biệt lớn nhất của pháo hoa so với pháo hoa nổ là không gây ra tiếng nổ, tiếng rít.
(ảnh minh họa: Các loại pháo hoa không tiếng nổ được phép sử dụng)
Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa của cơ quan, tổ chức và cá nhân như sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau:
- Lễ, tết;
- Sinh nhật;
- Cưới hỏi;
- Hội nghị;
- Khai trương;
- Ngày kỷ niệm;
- Trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Điều luật cũng quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Như vậy, kể từ ngày 11/01/2021, người dân chỉ cần có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa mà không cần phải xin phép trong các dịp được nêu ở trên.
Các loại pháo hoa được phép đốt mà người dân thường gặp gồm:
- Pháo bông (pháo que);
- Pháo phụt sinh nhật;
- Pháo điện.
Ngoài ra, dù không chứa thuốc pháo nhưng những sản phẩm sau vẫn được người dân gọi là pháo và được phép sử dụng: Pháo hoa lễ hội bằng giấy, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, tre, trúc, kim loại; các sản phẩm tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh...
Thực chất các loại pháo hoa không nổ nêu trên đã được sử dụng công khai nhiều năm qua. Tuy nhiên, trước đây quy định chưa thật sự rõ ràng, cụ thể nên việc áp dụng pháp luật vẫn còn nhiều bất cập và cơ quan chức năng không có cơ sở để xử phạt.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề các loại pháo hoa không gây tiếng nổ được đốt dịp Tết 2021 để Quý Khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.