Chế độ quan trắc lưu lượng chất lơ lửng được quy định như thế nào? Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số: 05/2016/TT-BTNMT ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chế độ quan trắc lưu lượng chất lơ lửng như sau:
“Lưu lượng chất lơ lửng được tính toán thông qua lấy mẫu nước xác định hàm lượng chất lơ lửng và lưu lượng nước sông. Chế độ quan trắc lưu lượng chất lơ lửng chính là chế độ lấy mẫu nước chất lơ lửng. Lấy mẫu nước chất lơ lửng bao gồm: lấy mẫu nước đại biểu hàng ngày; lấy mẫu nước toàn mặt ngang và lấy mẫu nước đại biểu tương ứng.
3.1. Vùng sông không ảnh hưởng thủy triều:
3.1.1. Lấy mẫu nước đại biểu hàng ngày
3.1.1.1. Mùa lũ:
a) Khi hàm lượng chất lơ lửng biến đổi chậm, mỗi ngày lấy mẫu đại biểu 1 lần vào 07 giờ;
b) Khi hàm lượng chất lơ lửng biến đổi rõ rệt, ngoài mẫu nước đại biểu lấy vào 07 giờ, phải lấy thêm 1 lần nếu ngày đó có lưu lượng chất lơ lửng toàn mặt cắt ngang và lấy thêm 2 lần, trường hợp ngày đó không đo lưu lượng chất lơ lửng toàn mặt cắt ngang.
Tất cả các mẫu đại biểu trong mùa lũ đều được xử lý riêng.
3.1.1.2. Mùa cạn: mỗi ngày lấy mẫu nước 1 lần vào 07 giờ.
3.1.2. Lấy mẫu nước toàn mặt ngang và lấy mẫu đại biểu tương ứng
Việc lấy mẫu nước toàn mặt ngang và lấy mẫu đại biểu tương ứng nhằm tính lưu lượng chất lơ lửng thực đo, xác định đường quan hệ hàm lượng chất lơ lửng toàn mặt ngang và hàm lượng chất lơ lửng đại biểu
3.1.2.1. Đối với trạm có quan trắc chất lơ lửng từ 3 năm trở xuống:
a) Mùa lũ: 25 - 30 lần, phân bố theo quá trình trận lũ, tập trung bố trí đo dầy ở trận lũ đầu mùa và trận lũ lớn nhất năm và những trận lũ đột xuất có hàm lượng lớn;
b) Mùa cạn: 8-10 lần, tối thiểu một tháng 1 lần nhưng Khoảng thời gian giữa 2 lần không quá 30 ngày.
3.1.2.2. Đối với trạm có quan trắc chất lơ lửng trên 3 năm: cần nghiên cứu, phân tích để giảm bớt số lần đo lưu lượng chất lơ lửng:
a) Mùa lũ: 15 - 20 lần;
b) Mùa cạn: 5 lần, trong đó 2 lần quan trắc liên tiếp không cách nhau quá 40 ngày.
3.1.2.3. Đối với các trạm thủy văn khác thì tùy theo Mục đích yêu cầu đặt trạm mà số lần đo lưu lượng chất lơ lửng mặt ngang có thể áp dụng như trạm cơ bản nhưng tối thiểu phải quan trắc 5 lần vào mùa cạn và 15 lần vào mùa lũ.
3.2. Vùng sông ảnh hưởng thủy triều
3.2.1. Thời kỳ ảnh hưởng thủy triều yếu
3.2.1.1. Lấy mẫu nước đại biểu hàng ngày
a) Mùa lũ:
- Khi hàm lượng chất lơ lửng biến đổi chậm, mỗi ngày lấy mẫu nước đại biểu 1 lần vào 07 giờ;
- Khi hàm lượng chất lơ lửng biến đổi nhanh, mỗi ngày lấy mẫu nước đại biểu 2 lần vào 07 giờ và 19 giờ;
- Trường hợp lũ lớn, hoặc có nguồn chất lơ lửng bổ sung đặc biệt lớn, cần tăng thêm số lần lấy mẫu nước đại biểu để nắm được diễn biến của nguồn chất lơ lửng bổ sung;
- Tất cả các mẫu nước đại biểu trong mùa lũ đều được xử lý riêng.
(Ảnh minh họa: Chế độ quan trắc lưu lượng chất lơ lửng)
b) Mùa cạn: lấy mẫu nước đại biểu vào 07 giờ.
3.2.1.2. Lấy mẫu nước toàn mặt ngang và lấy mẫu đại biểu tương ứng
a) Chế độ đo chi Tiết:
- Mùa lũ: 25-30 lần, tập trung nhiều vào con lũ đầu mùa, lũ lớn nhất năm, những con lũ đột xuất có hàm lượng chất lơ lửng lớn;
- Mùa cạn: 8-10 lần, ít nhất mỗi tháng đo 1 lần nhưng giữa 2 lần đo liên tiếp không quá 30 ngày.
b) Chế độ đo bình thường: khi đã đo chi Tiết lưu lượng chất lơ lửng trên mặt ngang được 2-3 năm, cần nghiên cứu chuyển từ đo chi Tiết sang đo bình thường, cụ thể:
- Mùa lũ: 20-25 lần, tập trung nhiều vào lũ đầu mùa, lũ lớn nhất năm, những con lũ đột xuất có hàm lượng chất lơ lửng lớn;
- Mùa cạn: 5-8 lần, mỗi tháng đo 1 lần nhưng giữa 2 lần đo liên tiếp không quá 30 ngày.
c) Chế độ đo đơn giản: được áp dụng khi đo lưu lượng nước sông theo phương pháp đơn giản hoặc đo xen kẽ với đo bình thường lưu lượng chất lơ lửng.
3.2.2. Thời kỳ ảnh hưởng thủy triều mạnh
3.2.2.1. Lấy mẫu nước đại biểu hàng ngày
a) Mùa lũ:
- Mỗi ngày lấy mẫu nước 2 lần theo mực nước: 1 lần ở sườn xuống vào thời gian xuất hiện tốc độ trung bình chảy xuôi khi dòng triều xuống; 1 lần ở sườn lên vào thời gian xuất hiện tốc độ trung bình chảy ngược khi dòng triều lên. Đối với trạm chịu ảnh hưởng bán nhật triều, lấy 4 mẫu: 2 mẫu ở hai sườn xuống vào thời gian xuất hiện tốc độ trung bình chảy xuôi khi dòng triều xuống, 2 mẫu ở hai sườn lên vào thời gian xuất hiện tốc độ trung bình chảy ngược khi dòng triều lên;
- Khi lũ lớn, không có nước chảy ngược, lấy mẫu vào sườn lên của kỳ triều Khoảng thời gian giữa lúc triều lên.
b) Mùa cạn:
- Mỗi ngày lấy mẫu nước đại biểu 1 lần ở sườn lên vào lúc xuất hiện tốc độ trung bình chảy ngược khi dòng triều lên và 1 lần ở sườn xuống vào lúc xuất hiện tốc độ trung bình chảy xuôi khi dòng triều xuống của cùng một kỳ triều;
- Nếu có 2 lần chảy xuôi, 2 lần chảy ngược trong ngày thì mỗi ngày lấy 2 mẫu, một mẫu vào lúc xuất hiện tốc độ trung bình chảy xuôi, một mẫu vào lúc xuất hiện tốc độ trung bình chảy ngược của cùng một kỳ triều và lấy luân phiên cho từng kỳ triều.
3.2.2.2. Lấy mẫu nước toàn mặt ngang và lấy mẫu đại biểu tương ứng:
a) Trong 2-3 năm đầu mới đo lưu lượng chất lơ lửng, mỗi đợt đo chi Tiết lưu lượng nước bố trí đo trên 20 lần lưu lượng chất lơ lửng chảy xuôi, trên 15 lần lưu lượng chất lơ lửng chảy ngược;
b) Những năm tiếp theo quan trắc 15 lần lưu lượng chất lơ lửng chảy xuôi, 10 lần lưu lượng chất lơ lửng chảy ngược;
c) Không đo lưu lượng chất lơ lửng vào thời Điểm chuyển triều có lưu lượng chất lơ lửng quá nhỏ.”
Trên đây là các nội dung tư vấn về vấn đề chế độ quan trắc lưu lượng chất lơ lửng để Quý khách hàng tham khảo. Các vấn đề khác cần tham vấn, đề nghị Quý Khách hàng liên hệ với Luật Huy Thành qua Tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí 19006179 hoặc yêu cầu dịch vụ hỗ trợ pháp lý gọi 19006179 gặp Luật sư Nguyễn Văn Thành - Luật sư Giỏi tại Hà Nội.
Bạn tham khảo bài viết liên quan TẠI ĐÂY.